Vị trí địa lý tự nhiên của huyện Lộc Ninh

Huyện Lộc Ninh là huyện miền núi biên giới phía Tây - Bắc của tỉnh Bình Phước, có đường biên giới dài hơn 100k tiếp giáp với huyện Sanuol tỉnh Kratie và Mimot, tỉnh Congpongcham của Campuchia. Có 01 cửa khẩu quốc tế Hoa Lư. Huyện Lộc Ninh nay là phần còn lại của huyện Lộc Ninh cũ sau khi tách 5 xã phía Đông – Bắc để thành lập huyện Bù Đốp theo Nghị định số 17/NĐ-CP ngày 20/2/2003 của Chính Phủ. Vị trí địa lý được xác định bởi tọa độ sau:

Vị trí địa lý tự nhiên của huyện Lộc Ninh

Huyện Lộc Ninh là huyện miền núi biên giới phía Tây - Bắc của tỉnh Bình Phước, có đường biên giới dài hơn 100k tiếp giáp với huyện Sanuol tỉnh Kratie và Mimot, tỉnh Congpongcham của Campuchia. Có 01 cửa khẩu quốc tế Hoa Lư. Huyện Lộc Ninh nay là phần còn lại của huyện Lộc Ninh cũ sau khi tách 5 xã phía Đông – Bắc để thành lập huyện Bù Đốp theo Nghị định số 17/NĐ-CP ngày 20/2/2003 của Chính Phủ. Vị trí địa lý được xác định bởi tọa độ sau: - Vĩ độ Bắc: 11o29’33” – 12o05’00”. - Kinh độ Đông: 106o24’57”. Về ranh giới: - Phía Tây và phaí Bắc giáp Cămpuchia. - Một phần nhỏ ranh giới phía Tây – Nam giáp tỉnh Tây Ninh. - Phía Đông giáp huyện Bù Đốp và huyện Phước Long. - Phía Nam giáp với huyện Bình Long. Diện tích tự nhiên: 86.297,52 ha, chiếm 12,6% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Dân số năm 2006 là: 113.312 người, trong đó dân tộc chiếm khoảng 18% dân số toàn huyện. Ranh giới huyện Lộc Ninh được hình thành bởi 15 xã và 1 thị trấn, bao gồm: Thị trấn Lộc Ninh và các xã Lộc Quang, Lộc Phú, Lộc Hiệp, Lộc An, Lộc Hòa, Lộc Thạnh, Lộc Tấn, Lộc Thiện, Lộc Thành, Lộc Thái, Lộc Điền, Lộc Thuận, Lộc Khánh. Lộc Hưng, Lộc Thịnh. Có QL 13 đi qua trung tâm huyện nối liền với Campuchia thông qua cửa khẩu Hoa Lư và sắp tới có đường sắt xuyên Á đi qua, đây chính là lợi thế trong phát triển KTXH trong tương lai với các nước. Lộc Ninh có địa hình cao từ phía Bắc, thấp dần về phía Nam, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Lộc Ninh có tổng diện tích tự nhiên là 86.297,52ha, trong đó đất rừng chiếm 68.714 ha, còn lại là đất nông nghiệp với phần lớn là đất đỏ bazan có độ phì nhiêu cao, phù hợp các loại cây trồng có thu nhập cao như: cà phê, điều, hồ tiêu, cao su. Lộc Ninh có 2 con sông lớn chay qua là sông Măng tạo thành biên giới tự nhiên giữa Việt Nam và Cămpuchia, sông bé tạo thành ranh giới tự nhiên giữa Lộc Ninh với huyện Phước Long. Ngoài ra còn có Suối Cần Lê là ranh giới giữa huyện Lộc Ninh với huyện Bình Long và trên 20 con suối lớn nhỏ trên địa bàn huyện.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây