Các Di tích lịch sử ở Lộc Ninh

Nhà giao tế Lộc Ninh - di tích lịch sử văn hóaĐến trung tâm huyện lỵ Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước, chúng ta gặp ngay bên quốc lộ 13 một ngôi nhà sàn cao to mà người dân nơi đây gọi nôm na là nhà “cao cẳng” mà không gọi là nhà sàn. Đây chính là nhà Giao tế - nơi làm việc của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và cũng là nơi họp Hội nghị bốn bên từ năm 1973 đến 1975 theo tinh thần Hiệp định Paris ký ngày 27-1-1973.

Các Di tích lịch sử ở Lộc Ninh

Nhà Giao tế Lộc Ninh nằm cạnh quốc lộ 13 và gần với sân bay Lộc Ninh trên mặt đất bằng phẳng, cao ráo với lối kiến trúc nhà sàn 2 tầng, ẩn mình trong những hàng cây xanh cao bóng mát. Được biết, nhà Giao tế do kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát - một nhà cách mạng nổi tiếng ở nước ta xây dựng, kết hợp hài hòa giữa nhà và không gian chung quanh, giữa hiện đại và dân tộc: Thể hiện sự bền vững và đậm đà bản sắc dân tộc nơi miền núi cao. Ngôi nhà được thiết kế cầu thang lên xuống ở hai bên tạo sự bình dị, thân thương, gần gũi với nhân dân của một cơ quan quyền lực. Bên trong ngôi nhà với những hiện vật còn sót lại từ chiếc bàn, chiếc ghế, tủ, bục, vật trang trí và bao hiện vật còn lại khác, tuy chưa đầy đủ nhưng cũng làm cho du khách cảm nhận được thế đứng của cách mạng của ngày hôm qua, có thể hiểu vì sao Việt Nam dám đánh Mỹ và thắng Mỹ. Những nòng pháo cao cao giữa bầu trời xanh, những chiếc xe tăng vẫn còn đó cùng bao di tích khác đã cho chúng ta cảm nhận được phần nào của lịch sử đấu tranh anh hùng của dân tộc ta. Nhà Giao tế mà một thời chế độ Mỹ Ngụy phải trọng nể và nó đã đi vào lịch sử đấu tranh của dân tộc bằng những sự kiện trọng đại, liên quan đến vận mệnh quốc gia, dân tộc và cuộc sống của bao con người. Với nhà Giao tế, Chính phủ Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã có trụ sở, có nơi tiếp các phái đoàn của Ủy ban quân sự bốn bên theo tinh thần Hiệp định Paris mà đặc biệt nơi đây chỉ cách Sài Gòn - nơi đầu não của chế độ Mỹ ngụy chưa đầy 100km theo đường chim bay. Nhà Giao tế Lộc Ninh - di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia được xếp hạng vào năm 1986 đến nay đã 20 năm. Với nhà Giao tế và cùng các hiện vật khác, sự tích anh hùng, bất khuất, sự kiên cường và vững vàng nơi tuyến đầu Tổ quốc của quân dân Lộc Ninh nói riêng, quân dân cả nước nói chung mãi mãi bất tử trong tâm hồn con dân đất Việt

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây