HIEN KE
sn bac

Huyện Lộc Ninh với công tác phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân khu vực biên giới giai đoạn 2013-2016

Chủ nhật - 25/12/2016 15:55 2.158 0

Huyện Lộc Ninh với công tác phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân khu vực biên giới giai đoạn 2013-2016

Là một huyện biên giới của tỉnh Bình Phước với 97,4km đường biên, có hơn 18% đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, có Cửa khẩu Quốc tế Hoa Lư, 01 cửa khẩu chính và 01 lối mở; tiếp giáp với hai tỉnh Kratie và Tpong Khmum, Vương quốc Campuchia,
Huyện Lộc Ninh là địa bàn có vị trí chiến lược về kinh tế, chính trị, quốc phòng và an ninh của tỉnh, bên cạnh rất nhiều thuận lợi huyện cũng gặp không ít trở ngại. Khu vực biên giới có địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, nhất là vào mùa mưa, kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hệ thống đường giao thông còn hạn chế. Khí hậu, thời tiết khắc nghiệt đã tác động không nhỏ đến các hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội nói chung và các hoạt động phối hợp, phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới nói riêng. Thấy rõ được tiềm năng, lợi thế cũng như những khó khăn của địa phương; nhận thức sâu sắc mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nói chung và cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới nói riêng, đặc biệt là Đề án “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới giai đoạn 2013-2016”, sau khi được nghiên cứu, quán triệt Đề án, Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành kế hoạch, công văn, hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường phối hợp các ban, ngành, mặt trận và các đoàn thể huyện, các xã biên giới, các đồn Biên phòng đứng chân trên địa bàn triển khai thực triển khai thực hiện Đề án. Qua 03 năm triển khai thực hiện Đề án, các phòng, ban, ngành chức năng đã phối hợp phổ biến đến hơn 10.000 lượt cán bộ, chiến sĩ và nhân dân khu vực biên giới các văn bản như: Luật Biên giới Quốc gia; Nghị định số 34 của Chính phủ về quy chế khu vực biên giới đất liền; Nghị định số 112 của Chính phủ về quy định quản lý cửa khẩu đất liền; Luật Phòng, chống mua, bán người; Hiệp định về quy chế quản lý biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia... Thông qua hệ thống truyền thanh của huyện và các xã biên giới, huyện đã phát trên 185 chuyên mục “Phổ biến, giáo dục pháp luật”, “An ninh-Quốc phòng – Vì chủ quyền an ninh biên giới” và gần 500 tin vắn pháp luật. Ngoài ra, Ủy ban nhân dân các xã cũng chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể tổ chức nhiều buổi tọa đàm, tư vấn, giới thiệu việc làm, hòa giải, hội thi, hội diễn văn hóa, văn nghệ tìm hiểu pháp luật nhân các dịp lễ, tết; tổ chức các ngày hội, thu hút hàng chục ngàn lượt cán bộ, chiến sĩ, đoàn viên, hội viên và nhân dân tham gia và dự nghe. Hàng năm, Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo Phòng Tư pháp với vai trò là Thường trực Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tham mưu triển khai, thực hiện có hiệu quả Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành; xây dựng kế hoạch hàng năm để phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân toàn huyện nói chung, cán bộ và nhân dân vùng biên giới nói riêng, phù hợp với từng đối tượng và điều kiện thực tế của địa phương. Qua theo dõi, tổng hợp, các cấp, các ngành, các xã đã tổ chức 51 cuộc hội nghị trực tiếp cho khoảng 150 đại biểu/cuộc là cán bộ chủ chốt và nhân dân các xã biên giới; phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng được 940 giờ. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể từ huyện đến các xã biên giới đã tổ chức phổ biến được gần 1.000 cuộc/hơn 24 ngàn lượt người tham dự với nhiều hình thức như: thông qua các phong trào, các cuộc vận động, các mô hình, câu lạc bộ…; tổ chức cho chức sắc, hội đồng già làng, người có uy tín gặp gỡ, tiếp xúc với ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XIV tại Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và tham dự Hội nghị quán triệt Nghị quyết Đại hội XII của Đảng tại tỉnh. Trong tháng 9/2016, huyện còn phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật trực tiếp cho gần 100 người dân tộc thiểu số xã Lộc Hòa về Luật Bảo hiểm y tế, các quy định của pháp luật về an toàn giao thông. Hội đồng Giáo dục Quốc phòng-An ninh huyện đã tổ chức 04 lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng – an ninh cho hơn 500 chủ hộ các xã biên giới; phối hợp Ủy ban Mặt trận Tổ quốc trang bị tủ sách pháp luật cho một số ấp, trong đó có các ấp biên giới, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật cho cán bộ, chiến sỹ và nhân dân. Qua kết quả triển khai Đề án, số vụ và số người vi phạm tại địa bàn 07 xã biên giới của huyện đã giảm mạnh, rõ nét qua từng năm. Đầu năm 2016, bảy xã biên giới có 58/58 khu dân cư đăng ký khu dân cư văn hóa. Cuối năm bình xét có 25/58 khu dân cư đạt văn hóa, chiếm 43,16%, 05/58 khu dân cư đạt văn hóa 02 năm liền (2015 - 2016) và 11/58 khu dân cư đạt văn hóa 03 năm liền (2014 - 2016); 07/07 xã biên giới đều đạt tiêu chuẩn “Xã, phường phù hợp với trẻ em”; 04/07 xã đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã. Tham dự và phát biểu trao đổi kinh nghiệm tại Hội nghị Tổng kết ba năm triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới, hải đảo giai đoạn 2013-2016” do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước tổ chức vừa qua tại trụ sở Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, huyện Lộc Ninh đã chia sẻ một kinh nghiệm trong quá trình tổ chức thực hiện với một số giải pháp thiết thực sau: Thứ nhất, quán triệt đầy đủ các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, tỉnh, Huyện ủy có liên quan tới việc thực hiện Đề án đến các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, các xã, thị trấn nói chung, các xã biên giới nói riêng; Thứ hai, đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật, chú trọng công tác tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng cho báo cáo viên; lựa chọn nội dung, thời điểm, đối tượng phổ biến sao cho phù hợp, đem lại hiệu quả cao nhất. Nội dung phổ biến phải cô đọng, ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu. Gắn việc phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật với việc xây dựng, tổ chức, hoạt động của các mô hình sinh hoạt, các câu lạc bộ, các sân chơi cho đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân, tạo hứng thú trong sinh hoạt, mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của sự hiểu biết về pháp luật, khơi dậy ý thức trách nhiệm, tính cộng đồng, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, khai thác các yếu tố về giới tính, độ tuổi, tâm sinh lý của từng đối tượng để tuyên truyền sao cho hiệu quả nhất. Thường xuyên phổ biến trên hệ thống truyền thanh, viết bài, đưa tin, xây dựng phóng sự các gương điển hình, người tốt, việc tốt, mô hình mới, cách làm hay; Thứ ba, hàng năm lồng ghép sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện, xây dựng kế hoạch, nhiệm vụ năm sau trên cơ sở kế hoạch, hướng dẫn của tỉnh và các sở, ngành liên quan cũng như tình hình thực tế của từng địa phương, đơn vị; Thứ tư, thường xuyên củng cố, kiện toàn các ban chỉ đạo, hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật, đội ngũ báo cáo viên. Tạo điều kiện để đội ngũ này được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng do tỉnh tổ chức; thực hiện đúng quy chế của ban chỉ đạo, hội đồng, bổ sung, điểu chỉnh quy chế khi có điểm không còn phù hợp; Thứ năm, chú trọng lồng ghép, phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trong điều kiện kinh phí địa phương cỏn hạn chế để khai thác sức mạnh tổng hợp từ các nguồn lực. Giữa chính quyền, mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể luôn có sự trao đổi, bàn bạc và thống nhất trong phối hợp, tránh chồng chéo, trùng lắp đối tượng, nội dung, gây khó khăn, tốn kém, mất thời gian của người dân; Thứ sáu, phân công các cán bộ, công chức các phòng, ban chức năng tham gia hỗ trợ mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, cung cấp đề cương, tài liệu, biểu dương, khen thưởng, động viên kịp thời; Thứ bảy, thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện, kịp thời đôn đốc, chỉ đạo xử lý vướng mắc nảy sinh trong quá trình thực hiện. Có thể đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua điều tra, khảo sát, trắc nghiệm nhận thức về pháp luật của người dân, thống kê, tổng hợp chính xác tình hình tăng, giảm hành vi vi phạm pháp luật trên các lĩnh vực để rút kinh nghiệm, để xuất giải pháp phù hợp hơn trong giai đoạn tiếp theo; Cuối cùng, đó là bố trí đủ kinh phí, cơ sở vật chất phục vụ hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả công tác này. Lãnh đạo huyện Lộc Ninh cũng nhấn mạnh: trong thời gian tới huyện sẽ tiếp tục phối hợp tốt với Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án tỉnh, các đồn Biên phòng, mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể huyện, các xã biên giới trong huyện để công tác phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân vùng biên giới tiếp tục đạt kết quả cao hơn./.

Tác giả bài viết: Họa My - (VP)

Tổng số điểm của bài viết là: 7 trong 6 đánh giá

Xếp hạng: 1.2 - 6 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Theo bạn thông tin nội dung của website thế nào

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập47
  • Hôm nay12,143
  • Tháng hiện tại193,160
  • Tổng lượt truy cập14,448,806
Nông thôn mới
Thủ tục hành chính
Văn bản mới ban hành
Người Việt dùng hàng Việt
Tìm hài cốt liệt sĩ
Thông tin người phát ngôn
bank
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây