Theo báo cáo tại buổi làm việc, hiện nay trên địa bàn tỉnh đã có 4/11 huyện xuất hiện bệnh dịch tả lợn châu phi, với tổng số lượng heo phải tiêu hủy là 276 con. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 63 trang trại chăn nuôi lợn với khoản 244.000 con và khoản 1.720 hộ chăn nuôi nhỏ. Mặc dù, Lộc Ninh là huyện chưa xảy ra dịch bệnh nhưng là địa phương có đường biên giới dài tiếp giáp Vương quốc Campuchia với nhiều cửa khẩu, đường mòn, lối mở, có tuyến Quốc lộ 13… thông qua các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ lợn, sản phẩm của lợn, nên nguy cơ xảy ra dịch là rất cao.
Phát biểu tại buổi làm việc lãnh đạo UBND khẳng định: trước diễn biến phức tạp của dịch, UBND xã xã –TT cần xây dựng kế hoạch ứng phó nhanh với dịch. Trong đó, nghiêm cấm việc vận chuyển, buôn bán, giết mổ, tiêu thụ lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc; tổ chức tiêu độc khử trùng tại các khu vực chăn nuôi, các chợ, điểm buôn bán, giết mổ gia súc; các ngành chức năng tăng cường tuần tra, kiểm soát, nhằm kiểm soát đầu vào, ra của sản phẩm lợn. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền để người chăn nuôi và cộng đồng hiểu rõ mức độ nguy hiểm của bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, các biện pháp xử lý, mức và thời gian hỗ trợ của nhà nước đối với động vật nghi mắc bệnh, đã mắc bệnh, chết và buộc phải tiêu hủy để ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Khi phát hiện ổ dịch thực hiện công bố dịch trên địa bàn theo quy định và thực hiện đồng bộ các giải pháp chống dịch. tổ chức tiêu hủy toàn bộ đàn lợn, sản phẩm từ lợn bệnh trong vòng 24h kể từ khi có kết quả xét nghiệm dương tính với bệnh dịch tả lợn châu phi; khoanh vùng dịch, vùng đệm để áp dụng các giải pháp kỹ thuật cụ thể và phù hợp cho từng vùng; đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi biện pháp xử lý ổ dịch… /.