HIEN KE
sn bac

Bộ Nội vụ ban hành Thông tư hướng dẫn nghiệp vụ công tác tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kì 2021-2026 ở địa phương

Thứ năm - 21/01/2021 22:25 997 0
Ngày 11/01/2021, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân đã kí ban hành Thông tư số 01/2021/TT-BNV về hướng dẫn nghiệp vụ công tác tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kì 2021-2026 ở địa phương.
   Thông tư này được áp dụng đối với các tổ chức phụ trách bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kì 2021-2026 được thành lập ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (cấp tỉnh); huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (cấp huyện); xã, phường, thị trấn (cấp xã) và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện công tác này.

   Thông tư gồm 04 chương với 17 điều, trong đó Chương I – Quy định chung; Chương II-Tổ chức và hoạt động của các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương; Chương III- Nghiệp vụ công tác tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp và Chương IV-Tổ chức thực hiện.

   Tại mục 2, Điều 1-Phạm vi điều chỉnh quy định việc tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kì 2021-2026 tại quận, phường của Thành phố Hồ Chí Minh theo Nghị quyết số 131/2020/QH14 về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh; tại thành phố Đà Nẵng theo Nghị quyết số 119/2020/QH14 về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng và tại phường của thành phố Hà Nội theo Nghị quyết số 97/2020/QH14 về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội. Đồng thời, việc bầu cử tại các địa phương trên thực hiện theo Thông tư này.

  Tại mục 1, Điều 3 quy định: Việc thành lập, cơ cấu, thành phần và nhiệm vụ, quyền hạn, nguyên tắc hoạt động của các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương thực hiện theo quy định tại các Điều 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27 và Điều 28 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân. 

   Đối với các địa phương hải đảo, không có đơn vị hành chính cấp xã, việc thành lập các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương do Ủy ban nhân dân cấp huyện sau khi thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân (nếu có) với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp quyết định cơ cấu, thành phần của các tổ chức phụ trách bầu cử ở các địa phương mình quản lí. 

   Đối với đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân  cấp xã chỉ có một khu vực bỏ phiếu, vẫn thành lập Ban bầu cử và Tổ bầu cử riêng. Thành viên Ban bầu cử có thể tham gia làm thành viên Tổ bầu cử. 

   Đối với đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, được xác định là khu vực bỏ phiếu riêng do Ban Chỉ huy đơn vị quyết định. Trường hợp một đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân đóng quân trên địa bàn hai đơn vị hành chính cấp xã trở lên, Chỉ huy đơn vị trao đổi với ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đóng quân, đề nghị chỉ định ủy ban nhân dân một trong các đơn vị hành chính cấp xã phối hợp thực hiện việc lập danh sách cử tri, phát thẻ cho cử tri tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân.

   Điều 4 quy định về phân công nhiệm vụ thành viên tổ chức phụ trách bầu cử: Chủ tịch Ủy ban bầu cử cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; Trưởng ban bầu cử đại biểu Quốc hội, Trưởng Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và Tổ trưởng Tổ bầu cử (người đứng đầu tổ chức phụ trách bầu cử) chịu trách nhiệm phân công nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của từng thành viên tổ chức phụ trách bầu cử cấp mình từ giai đoạn chuẩn bị, triển khai, tổ chức ngày bầu cử, các công việc tiến hành sau ngày bầu cử, cho đến khi kết thúc cuộc bầu cử theo quy định tại Điều 28 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015. Trong đó, phân công một thành viên làm thư kí chịu trách nhiệm quản lí tài liệu, con dấu, tổng hợp chung công tác bầu cử của tổ chức phụ trách bầu cử.

   Điều 5 quy định về hoạt động của các tổ chức phụ trách bầu cử và trách nhiệm của các thành viên tổ chức phụ trách bầu cử.
   Về địa điểm bỏ phiếu, tại mục 1 Điều 6 về bố trí địa điểm bỏ phiếu quy định: Tùy theo điều kiện cơ sở vật chất ở địa phương như: nhà văn hóa, hội trường, trường học,... và căn cứ mật độ phân bố dân cư ở khu vực bỏ phiếu, Tổ bầu cử lựa chọn địa điểm bỏ phiếu (phòng bỏ phiếu) cho phù hợp, bảo đảm thuận tiện để cử tri đến bầu cử. Địa điểm bỏ phiếu phải được trang trí trang nghiêm, tiết kiệm; bố trí lối vào cho cử tri bỏ phiếu và lối ra cho cử tri sau khi đã bỏ phiếu xong; địa điểm bỏ phiếu phải bảo đảm an ninh, trật tự.

   Điều 7 quy định về Hòm phiếu: Việc chuẩn bị hòm phiếu, số lượng, kích cỡ hòm phiếu tùy theo đặc điểm, điều kiện của từng địa phương theo hướng dẫn cụ thể của Ủy ban bầu cử cấp tỉnh. Hòm phiếu được đóng mới hoặc sử dụng hòm phiếu bầu cử hiện có. Hòm phiếu phải bảo đảm chắc chắn, trang trí sạch đẹp, phía mặt trước của hòm phiếu có dán hình Quốc huy, phía dưới có dòng chữ “HÒM PHIẾU." Ngoài hòm phiếu chính, Tổ bầu cử phải chuẩn bị hòm phiếu phụ (hòm phiếu lưu động) và băng niêm phong hòm phiếu.

   Điều 8 quy định việc nhận tài liệu liên quan đến công tác bầu cử của Tổ bầu cử: Tổ bầu cử phân công thành viên nhận các loại tài liệu từ Ủy ban nhân dân cấp xã và Ban bầu cử cùng cấp: thẻ cử tri theo danh sách cử tri ở khu vực bỏ phiếu và phát cho cử tri trước ngày bầu cử theo quy định của pháp luật về bầu cử; nhận đủ số lượng phiếu bầu theo danh sách cử tri và số lượng phiếu bầu dự phòng; con dấu của Tổ bầu cử và con dấu “Đã bỏ phiếu”; các loại biên bản, biểu mẫu của Tổ bầu cử; danh sách cử tri của khu vực bỏ phiếu; danh sách và tiểu sử tóm tắt của những người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp tại khu vực bỏ phiếu,…

   Điều 9 Thông tư hướng dẫn các công việc thực hiện trước ngày bầu cử; Điều 10 hướng dẫn các công việc thực hiện trong ngày bầu cử của Tổ bầu cử; Điều 11 hướng dẫn công tác kiểm kê, kiểm tra và phân loại phiếu bầu; Điều 12 hướng dẫn kiểm đếm số phiếu bầu cho từng người ứng cử; Điều 13 hướng dẫn niêm phong và quản lí phiếu bầu sau khi kiểm phiếu; Điều 14 hướng dẫn chế độ thông tin, báo cáo; Điều 15 hướng dẫn các tình huống có thể phát sinh trước, trong và sau ngày bầu cử.

   Điều 16 quy định về trách nhiệm thực hiện, trong đó, tại mục 3 nêu rõ: Ủy ban nhân dân các cấp, các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương, Sở Nội vụ cấp tỉnh và Phòng Nội vụ hoặc Phòng Tổ chức - Nội vụ (đối với địa phương thực hiện hợp nhất, sáp nhập các cơ quan chuyên môn theo Kết luận số 34-KL/TW ngày 07/8/2018 và Nghị quyết số 18-NQ/TW 25/10/2017 của Bộ Chính trị) cấp huyện chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này.

   Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày kí, được quy định tại Điều 17./.
 

Tác giả: Họa My - MTTQ

Tổng số điểm của bài viết là: 9 trong 8 đánh giá

Xếp hạng: 1.1 - 8 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Theo bạn thông tin nội dung của website thế nào

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập86
  • Hôm nay4,648
  • Tháng hiện tại128,727
  • Tổng lượt truy cập15,860,508
Nông thôn mới
Thủ tục hành chính
Văn bản mới ban hành
Người Việt dùng hàng Việt
Tìm hài cốt liệt sĩ
Thông tin người phát ngôn
bank
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây