Kết luận của đồng chí Trương Văn Phúc, Chủ tịch UBND huyện tại Hội nghị tổng kết công tác quản lý bảo vệ rừng năm 2010, phương hướng nhiệm vụ năm 2011.

Thứ hai - 28/02/2011 16:05 3.479 0

Kết luận của đồng chí Trương Văn Phúc, Chủ tịch UBND huyện tại Hội nghị tổng kết công tác quản lý bảo vệ rừng năm 2010, phương hướng nhiệm vụ năm 2011.

Ngày 18/02/2011 Ủy ban nhân dân huyện đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác quản lý bảo vệ rừng năm 2010, phương hướng nhiệm vụ năm 2011. Sau khi nghe đại diện lãnh đạo Hạt Kiểm lâm (cơ quan thường trực BCĐ bảo vệ rừng huyện) báo cáo đánh giá tổng kết công tác quản lý, bảo vệ rừng năm 2010 và đề ra phương hướng nhiệm vụ cho năm 2011, các ý kiến tham luận của địa phương các xã có rừng, các đơn vị liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Trương Văn Phúc kết luận và chỉ đạo như sau:
I. Đánh giá về công tác quản lý bảo vệ rừng trong năm qua: Ủy ban nhân dân huyện thống nhất với nội dung báo cáo tổng kết và biểu dương sự nỗ lực, quyết tâm trong công tác chỉ đạo, điều hành, phối hợp của các thành viên Ban chỉ đạo bảo vệ rừng huyện, các ban - ngành, đơn vị và các xã có rừng trong công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn; đã tích cực trong việc tham mưu, chỉ đạo và phối hợp thực hiện nhiều biện pháp căn bản và hiệu quả, thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước trên cơ sở thực hiện đồng bộ công tác tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện. Các đơn vị chủ rừng đã nêu cao trách nhiệm, luôn đặt công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng và quản lý lâm sản lên hàng đầu, quán triệt và thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ”, tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy, chủ động triển khai các biện pháp cần thiết; góp phần giảm thiểu tối đa thiệt hại về tài nguyên rừng hiện nay. II/ Về triển khai các nhiệm vụ và giải pháp năm 2011, yêu cầu các ngành liên quan cần phối hợp, chú trọng thực hiện tốt các nội dung chủ yếu sau: 1/ Công tác phòng cháy chữa cháy rừng: Năm 2011 được đánh giá là năm có thời tiết diễn biến phúc tạp, nắng hạn kéo dài, khí hậu biến đổi thất thường so với mọi năm. Do vậy công tác phòng cháy chữa cháy rừng là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể; các cấp, các ngành không được chủ quan, mất cảnh giác. Trên cơ sở phương án phòng cháy chữa cháy rừng năm 2011 trên địa bàn huyện, yêu cầu các địa phương, các ban, ngành, đoàn thể, các chủ rừng thực hiện nghiêm túc công tác phòng cháy chữa cháy rừng theo phương châm “4 tại chỗ”, trong đó lấy phòng ngừa là chính; tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân. Giao Hạt Kiểm lâm xây dựng kế hoạch kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy rừng tại các địa phương giúp UBND huyện nắm, chỉ đạo và chấn chỉnh kịp thời các tồn tại trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng. 2/ UBND các xã có rừng có trách nhiệm: - Tổ chức hội nghị triển khai đánh giá công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn, tổ chức kiểm điểm rút kinh nghiệm nghiệm túc để xảy ra tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp trên địa bàn. - Thực hiện nghiêm túc công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn. Có kế hoạch phân công cán bộ lãnh đạo xã trực tiếp theo dõi, phụ trách các khu vực trên địa bàn đặc biệt các khu vực là điểm nóng. - Tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước về bảo vệ rừng; chủ động trong việc nắm bắt tình hình dân số, tổ chức rà soát, phân loại và lên danh sách các đối tượng thường xuyên vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng để răn đe, buộc cam kết không vi phạm. Báo cáo cấp thẩm quyền xem xét để có cơ sở xử lý nghiêm những đối tượng cố tình vi phạm theo quy định pháp luật. 3/ Ban quản lý bảo vệ rừng Lộc Ninh, Tà Thiết: - Nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác quản lý lâm phần được giao; chủ động xây dựng và thực hiện tốt phương án quản lý bảo vệ rừng và phương án phòng cháy chữa cháy rừng, có kế hoạch tuần tra, kiểm tra lâm phần để phát hiện phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý các vi phạm xảy ra trên địa bàn mình quản lý. - Làm việc cụ thể với các chủ dự án được giao đất, giao rừng trên lâm phần quản lý, yêu cầu các chủ dự án phải có trách nhiệm chung trong việc quản lý bảo vệ rừng và đất lâm nghiệp. Đối với các dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho chuyển đổi rừng, nhất là khu vực dọc tuyến biên giới từ Tà Thiết đến Hoa Lư, Ban quản lý rừng có trách nhiệm phối hợp với chủ dự án, đơn vị khai thác và Đồn biên phòng để kiểm tra chặt chẽ việc khai thác tận thu lâm sản theo đúng diện tích, đúng vị trí…tránh tình trạng các đối tượng lợi dụng các dự án để vào khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép, gây mất an ninh và thiệt hại tài nguyên rừng. Trục xuất ra khỏi khu vực biên giới đối với những đối tượng không liên quan, không nhiệm vụ trong phạm vi thực hiện các dự án. - Phối hợp với Hạt Kiểm lâm lập phương án chung, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt cho thanh lý rừng trồng thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước, đối với diện tích sau khi quy hoạch 3 loại rừng đã giao về địa phương quản lý để hoàn tất thủ tục ra sổ cho dân theo Quyết định số 52 của UBND tỉnh. 4/ Hạt Kiểm lâm Lộc Ninh, trên cơ sở nhiệm vụ giải pháp công tác quản lý bảo vệ rừng năm 2011: - Tổ chức kiểm tra, đôn đốc phối hợp với địa phương các xã có rừng thực hiện tốt công tác phòng cháy chữa cháy rừng. - Kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm về công tác quản lý bảo vệ rừng, đặc biệt là các xã, các vùng trọng điểm, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm nhiều lần. - Kiểm tra các điểm cưa, xẻ gỗ xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định của pháp luật. Tham mưu UBND huyện phê duyệt phương án bảo vệ rừng của các xã, chủ rừng làm cơ sở để tổ chức triển khai thực hiện biện pháp bảo vệ rừng. - Tiếp tục tham mưu UBND huyện tổ chức thực hiện Chỉ thị số 12, 08 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 3318/CT-BNN-KL ngày 06/11/2008 của Bộ Nông nghiệp –PTNT về công tác quản lý bảo vệ rừng, đất lâm nghiệp trên địa bàn. 5/ Công an huyện: - Phối hợp với lực lượng Kiểm lâm và các xã điều tra, xử lý các đối tượng vi phạm; đồng thời có kế hoạch kiểm tra, xử lý tịch thu các đối tượng sử dụng các phương tiện ô tô, xe mô tô quá thời hạn sử dụng, không biển số, không giấy phép, xe ba bánh, xe lôi, xe moóc….để vận chuyển lâm sản trái phép (chủ yếu là các địa bàn xã Lộc Thạnh, Lộc Hòa, Lộc Tấn, Lộc Thành, Lộc An). - Phối hợp với Hạt Kiểm lâm, BCH Quân sự huyện và các cơ quan chức năng tiến hành các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh với các hành vi vi phạm về quản lý bảo vệ rừng; tham gia lực lượng liên ngành kiểm tra, truy quét, xóa bỏ các tụ điểm, đường dây phá rừng, buôn bán trái phép lâm sản, động vật rừng hoang dã trên vùng giáp ranh, trên tuyến biên giới. 6/ Đề nghị BCH Biên phòng Bình Phước, ngoài việc chỉ đạo các đồn Biên phòng làm tốt nhiệm vụ thường xuyên của mình về bảo vệ biên giới, cần tăng cường phối hợp với lực lượng các ngành chức năng của Huyện, của UBND các Xã để tuần tra truy quét trên các tuyến dọc biên giới, các tụ điểm nóng ở địa bàn.

Tác giả: Trần Văn Lượng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Theo bạn thông tin nội dung của website thế nào

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập51
  • Hôm nay3,157
  • Tháng hiện tại164,460
  • Tổng lượt truy cập16,296,633
Nông thôn mới
Thủ tục hành chính
Văn bản mới ban hành
Người Việt dùng hàng Việt
Tìm hài cốt liệt sĩ
Thông tin người phát ngôn
bank
QC Bên trai 1
QC Bên PHAI 1
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây