Trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri tại đợt tiếp xúc trước kỳ họp thứ ba HĐND huyện Lộc Ninh, khóa X, nhiệm kỳ 2016-2021
Thực hiện Công văn số 32/HĐND ngày 22/6/2017 của Thường trực Hội đồng nhân dân huyện về việc xem xét, trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri tại đợt tiếp xúc trước kỳ họp thứ ba Hội đồng nhân dân huyện khóa X, nhiệm kỳ 2016-2021;
Ủy ban nhân dân huyện tổng hợp báo cáo kết quả đã kiểm tra, xử lý và giải trình về nội dung các ý kiến, kiến nghị của cử tri tại đợt tiếp xúc trước kỳ họp thứ ba Hội đồng nhân dân huyện khóa X, nhiệm kỳ 2016-2021 tại Công văn số 633/UBND-NC ngày 05/7/2017.
Trang thông tin điện tử huyện Lộc Ninh đăng tải toàn bộ nội dung Công văn số 633/UBND-NC ngày 05/7/2017 về việc Trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri tại đợt tiếp xúc trước kỳ họp thứ ba HĐND huyện Lộc Ninh, khóa X, nhiệm kỳ 2016-2021, để quý bạn đọc biết. Nhấn vào đây để tải/xem nội dung Công văn số 633/UBND-NC
Các nội dung mà cử tri đã phản ánh, kiến nghị, cụ thể như sau:
I. Thị trấn Lộc Ninh
1. Ông Nguyễn Hợp Viễn - cử tri KP Ninh Phước, thị trấn Lộc Ninh có ý kiến: Ông đã tham gia kháng chiến vào năm 1972, đến năm 1977 thì ông ra quân, trong thời gian tham gia kháng chiến cơ thể ông có mang nhiều vết thương. Hiện nay, tuổi cao, sức yếu và những di chứng của vết thương trong kháng chiến vẫn làm ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại của ông. Bản thân ông đã làm hồ sơ để được hưởng chế độ thương binh nhưng khi đến liên hệ với phòng Lao động - Thương binh & Xã hội huyện thì hồ sơ không được nhận vì còn thiếu giấy xuất viện vào thời điểm đó. Vậy, đề nghị các ngành chức năng quan tâm, xem xét cho ông được đi giám định thương tật và giải quyết cho ông được hưởng chế độ thương binh.
Trả lời: Ông Nguyễn Hợp Viễn có tham gia kháng chiến nhưng không còn giấy tờ, trường hợp của ông thuộc hệ quân đội theo quy định tại Thông tư 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP ngày 22/10/2013 do Ban CHQS huyện tiếp nhận hồ sơ để giải quyết.
Trong tháng 6 ông có đến Phòng LĐ-TB&XH liên hệ làm chế độ thương binh, ông đã trình bày có Quyết định hưởng trợ cấp 1 lần theo Quyết định 142/2008/QĐ-TTg và giấy ra quân (thuộc hệ quân đội), cán bộ chính sách của Phòng LĐ-TB&XH đã hướng dẫn ông Viễn liên hệ Ban CHQS thị trấn Lộc Ninh để được hướng dẫn lập hồ sơ giải quyết, hiện nay ông đang hoàn tất hồ sơ để nộp.
Liên quan tới nội dung kiến nghị của ông, Phòng LĐ-TB&XH đã cử cán bộ làm việc trực tiếp với ông và cán bộ phụ trách công tác TBXH thị trấn để nắm rõ vấn đề, thì được biết nội dung đại biểu nêu như trên là có sự nhầm lẫn, hiểu sai ý ông.
2. Ông Đinh Xuân Chởi - cử tri KP Ninh Phước, thị trấn Lộc Ninh có ý kiến: Theo Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội thì người cao tuổi từ 80 tuổi trở lên được hưởng chế độ là 270.000 đ/tháng được áp dụng từ tháng 01/2016. Nhưng đến tháng 3/2017, tại địa phương mới ban hành văn bản hướng dẫn giải quyết. Tuy nhiên, vào thời điểm này người cao tuổi trong diện được hưởng chế độ đã bị qua đời. Vậy người nhà có được hưởng truy lĩnh chênh lệch 90.000 đ/tháng cho người cao tuổi đó từ tháng 01/2016 đến thời điểm người cao tuổi đó qua đời hay không. Đề nghị các ngành chức năng quan tâm, xem xét.
Trả lời: Căn cứ Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng Bảo trợ xã hội; Thông tư liên tịch số 06/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 12/5/2016 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung Khoản 2 và Khoản 4 Điều 11 Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 24/10/2014 của Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội;
Theo Thông tư liên tịch số 06/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 12/5/2016 quy định đối với các đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng sẽ được hưởng mức và hệ số quy định tại Nghị định số 136/2013/NĐ-CP kể từ ngày 01/01/2016 và thông tư này có hiệu lực thực hiện từ ngày 01/7/2016.
Trước khi thực hiện Thông tư liên tịch số 06/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC về việc điều chỉnh và cấp bổ sung tiền trợ cấp xã hội Cục bảo trợ xã hội có tổ chức lớp tập huấn cho các huyện thị, trong thời gian tập huấn cũng có nhiều câu hỏi đặt ra với Cục bảo trợ xã hội, trong đó có câu hỏi cụ thể như sau:
1. Một số đối tượng đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng đã chết sau ngày 01/01/2016 và trước ngày 01/7/2016 vậy gia đình của đối tượng có được nhận số tiền truy lĩnh hàng tháng và nhận thêm số tiền hỗ trợ chi phí mai táng hay không?
2. Số đối tượng chết sau ngày 01/7/2016 và trước khi có Quyết định điều chỉnh và truy lĩnh số tiền trợ cấp xã hội hàng tháng vậy gia đình của đối tượng có được nhận số tiền truy lĩnh hàng tháng hay không?
Cục bảo trợ xã hội có trả lời tại buổi thảo luận như sau:
- Việc cấp bổ sung tiền chỉ thực hiện đối với đối tượng đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng và đang còn sống.
- Số tiền mai táng phí đối với đối tượng đang hưởng trợ cấp xã hội chết trước ngày 1/7/2016 thì sẽ không cấp bổ sung số tiền mai táng phí còn lại.
Vì vậy, trong quá trình thực hiện điều chỉnh mức và hệ số cho đối tượng hưởng trợ cấp xã hội từ ngày 01/7/2016 đến tháng 12/2016, Phòng Lao động - TB&XH huyện chỉ thực hiện điều chỉnh và cấp bổ sung cho những đối tượng đang còn sống (do số đối tượng trên địa bàn rất nhiều nên từ ngày 01/7/2016 đến tháng 12/2016 mới ban hành Quyết định điều chỉnh xong cho tất cả đối tượng).
Ngày 13/6/2017, Phòng Lao động - TB&XH đã có văn bản đề nghị Sở Lao động - TB&XH trả lời để Phòng Lao động - TB&XH có cơ sở thực hiện. Ngày 21/6/2017 Sở Lao động - TB&XH đã ban hành Công văn số 860/SLĐTBXH-BTXH về việc trả lời vướng mắc trong thực hiện Thông tư liên tịch số 06/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC và đề nghị Phòng Lao động - TB&XH huyện Lộc Ninh chi trả số tiền truy lĩnh trợ cấp hàng tháng và tiền hỗ trợ chi phí mai táng tăng thêm cho gia đình của đối tượng. Phòng Lao động - TB&XH huyện sẽ tiếp tục chi trả số tiền truy lĩnh và tiền hỗ trợ chi phí tăng thêm cho gia đình của đối tượng đảm bảo đầy đủ và đúng theo quy định.
II. Xã Lộc Thiện
1. Ông Nguyễn Khắc Vinh - cử tri ấp 10, xã Lộc Thiện kiến nghị: Hiện nay, tại chợ Lộc Ninh các tiểu thương buôn bán đã ngâm, tẩm nhiều loại nước trên các loại rau, củ, quả, vậy các loại nước đó có đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm không? đề nghị các ngành chức năng cần tăng cường việc kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm và có thông báo cho cử tri biết để an tâm sử dụng.
Trả lời: Qua kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ Lộc Ninh, các hộ kinh doanh rau, củ, quả chỉ sử dụng nước sạch để phun làm tươi rau, củ, quả; chưa phát hiện hộ kinh doanh nào đã sử dụng dung dịch khác ngoài nước để làm tươi rau, củ, quả. Hiện tại, đối với việc kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm về rau, củ, quả tại các chợ chỉ bằng mắt thường chưa có thực hiện một xét nghiệm nào để xác định trong rau, củ, quả có chứa những chất cấm.
2. Ông Nguyễn Ngọc Bảo - cử tri ấp Vườn Bưởi và ông Triệu Văn Bồng - cử tri ấp Măng Cải, xã Lộc Thiện kiến nghị: Điểm trường ấp Măng Cải và điểm trường ấp Vườn Bưởi là phân hiệu của trường Tiểu học Lộc Thiện B, hiện nay, phòng học còn thiếu phải mượn nhà sinh hoạt cộng đồng của ấp để làm phòng học gây bất tiện cho việc sinh hoạt của ấp. Đề nghị các ngành chức năng xem xét, giải quyết.
Trả lời: Căn cứ báo cáo của Hiệu trưởng trường Tiểu học Lộc Thiện B, hai điểm trường ấp Măng Cải và Vườn Bưởi A được nêu trên thuộc điểm lẻ của trường Tiểu học Lộc Thiện B có đông học sinh người đồng bào dân tộc theo học và hiện đang học theo chương trình dự án Seqap (7 buổi/ tuần). Về số lượng phòng học tại các điểm trên đều thiếu 01 phòng so với nhu cầu, nên trong thời gian qua nhà trường có mượn nhà sinh hoạt cộng đồng ấp để học theo chương trình Seqap 02 buổi/tuần. Nhà trường cũng đã lập tờ trình xin xây thêm phòng học của các điểm lẻ trên và đã gửi về Phòng Tài chính - Kế hoạch tổng hợp trình UBND huyện xét duyệt.
Trong thời gian tới, nếu số lượng học sinh giảm thì nhà trường sẽ gom lớp lại để dạy và sẽ không mượn nhà sinh hoạt cộng đồng nữa; nếu số lượng học sinh tăng thì nhà trường sẽ phối hợp với Ban điều hành ấp về mượn, sử dụng nhà văn hóa ấp trong thời gian chờ UBND huyện xây dựng phòng học mới.
3. Ông Nguyễn Văn Tiến - cử tri ấp K54, xã Lộc Thiện phản ánh: Đường nhựa ấp Măng Cải và đường sỏi đỏ thuộc tổ 9 ấp k54, xã Lộc Thiện do công ty Đại Long thi công từ năm 2015 đến nay vẫn chưa xong, gây khó khăn trong việc đi lại và làm thiệt hại kinh tế cho người dân, nhân dân ở địa phương đã đề nghị nhiều lần nhưng chưa được giải quyết, đề nghị các ngành chức năng xem xét và trả lời.
Trả lời: Đường nhựa ấp Măng Cải và đường sỏi đỏ ở tổ 9, ấp K54 do UBND xã Lộc Thiện làm chủ đầu tư, tuy nhiên đơn vị thi công đã thi công chậm tiến độ nên công trình đã bị tỉnh cắt vốn; UBND xã đã báo cáo và UBND huyện đã có văn bản đề nghị UBND tỉnh xem xét bố trí lại nguồn vốn, nếu tỉnh bố trí lại nguồn vốn thì UBND huyện sẽ chỉ đạo UBND xã Lộc Thiện buộc nhà đầu tư sớm hoàn thiện công trình để đưa vào sử dụng.
III. Xã Lộc Phú
1. Ông Lê Thanh Tùng - cử tri ấp Tân Hai, xã Lộc Phú có ý kiến: Đề nghị UBND huyện xem xét đầu tư đường điện trung, hạ thế vào khu vực tổ 4, ấp Tân Hai, xã Lộc Phú.
Trả lời: Khu vực này nằm trong dự án đầu tư theo nguồn vốn của cơ chế Tây Nguyên (nay là dự án đầu tư xây dựng công trình cấp điện nông thôn). Dự án đã được UBND tỉnh Bình Phước phê duyệt tại Quyết định số 1153/QĐ-UBND ngày 04/6/2014, hiện đang chờ vốn của dự án để thi công trong giai đoạn tiếp theo. Do nguồn vốn ngân sách huyện hàng năm có hạn nên không thể đầu tư xây dựng cùng một lúc cho các khu vực chưa có điện trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, UBND huyện sẽ ghi nhận ý kiến đề nghị cử tri và sẽ xem xét, đề nghị ngành điện kết hợp UBND huyện bố trí kinh phí đầu tư trong thời gian tới. Nếu nhân dân thực sự bức xúc thì có thể thực hiện theo phương án Nhà nước và nhân dân làm.
2. Ông Phạm Văn Thuận - cử tri ấp soor Rung, xã Lộc Phú đề nghị:
2.1. UBND huyện phải kiểm tra, phúc tra lại việc bình xét hộ nghèo của xã.
Trả lời: Tại Thông tư số 17/2016/BLĐTBXH ngày 28/6/2016 của Bộ Lao động - TB&XH hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 như sau: UBND cấp xã tổng hợp, báo cáo kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn sau khi hoàn tất quy trình niêm yết công khai (và phúc tra nếu có khiếu nại của người dân) để UBND cấp huyện tổng hợp, có ý kiến thẩm định trước khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành Quyết định công nhận kết quả. Việc xin ý kiến thẩm định và tổ chức kiểm tra phúc tra (nếu có) trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ khi UBND xã báo cáo, xin ý kiến thẩm định. Tuy nhiên, đối với UBND xã Lộc Phú trong 06 tháng đầu năm 2017 chưa có hộ nghèo, hộ thoát nghèo phát sinh báo cáo xin ý kiến thẩm định. Theo kiến nghị của ông, UBND huyện sẽ chỉ đạo các ngành chức năng có kế hoạch kiểm tra sau khi có kết quả rà soát của xã.
2.2. Người dân đi làm sổ CNQSDĐ cán bộ làm sai tên, khi người dân đi điều chỉnh lại phải đóng phí 300 ngàn đồng và hẹn 15 ngày sau lấy sổ đúng hay sai.
Trả lời: Người sử dụng đất đã được cấp giấy chứng nhận mà giấy chứng nhận có sai sót về thông tin, khi người sử dụng đất đi điều chỉnh lại những nội dung sai sót (đính chính sai sót) giấy chứng nhận đã cấp, thì người sử dụng đất phải đóng phí 300.000 đồng là sai quy định, với lý do sau: mức đóng phí 300.000 đồng là phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai được quy định tại Điều 5 Quyết định số 50/2015/QĐ-UBND ngày 25/12/2015 của UBND tỉnh Bình Phước ban hành quy định mức thu, quản lý, sử dụng một số loại phí và lệ phí trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
- Thời gian hẹn trả kết quả hồ sơ đính chính giấy chứng nhận do UBND cấp huyện đã cấp 15 ngày làm việc là đúng theo quy định tại mục 9, phần I, danh mục thủ tục hành chính về lĩnh vực đất đai cấp huyện ban hành kèm theo Quyết định số 3141/QĐ-UBND ngày 05/12/2016 của UBND tỉnh Bình Phước về công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của ngành Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Phước.
- Tuy nhiên, theo kết quả kiểm tra hồ sơ tại kho lưu trữ Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai cho thấy: ngày 18/5/2017, bà Lê Thị Thúy và ông Phạm Văn Thuận đã có phiếu yêu cầu và ký hợp đồng cung cấp dữ liệu đất đai do hai bên ký kết. Trường hợp này được áp dụng theo quy định tại Điều 11, Điều 12, Điều 14 Thông tư số 34/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 quy định về xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống thông tin đất đai. Do đó, người yêu cầu khai thác và sử dụng tài liệu đất đai phải đóng mức phí 300.000 đồng, căn cứ theo quy định tại Điều 5 Quyết định số 50/2015/QĐ-UBND ngày 25/12/2015 của UBND tỉnh Bình Phước ban hành quy định mức thu, quản lý, sử dụng một số loại phí và lệ phí trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
- Đối với hồ sơ bà Lê Thị Thúy và ông Phạm Thanh Hùng, địa chỉ ấp Tân Hai, xã Lộc Phú có sai sót thông tin về tên người sử dụng đất tại trang 1 giấy chứng nhận đã cấp ghi sai tên ông là “Phạm Thanh Tùng”, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai không thu các loại phí và lệ phí theo Quyết định số 50/2015/QĐ-UBND ngày 25/12/2016 và Quyết định số 09/2016/QĐ-UBND ngày 01/3/2016 của UBND tỉnh Bình Phước ban hành đơn giá đo đạc địa chính, đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên địa bàn tỉnh Bình Phước và quy định tại mục 9, phần I về đính chính Giấy chứng nhận do UBND cấp huyện đã cấp.
3. Ông Lê Đình Hưng Đạo cử tri ấp Tân Lợi, xã Lộc Phú có ý kiến: Đề nghị giải quyết dứt điểm việc khắc phục khai thác đất của Công ty Đức Bình tại xã Lộc Phú.
Trả lời: Năm 2016, Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND xã Lộc Phú, UBND huyện và lãnh đạo Huyện ủy đã có buổi kiểm tra về hiện trạng tại khu múc đất được kết quả: Khu đất đã được Công ty Đức Bình san lấp không còn các hố sâu đọng nước, khu đất vẫn có độ cao hơn mặt đường khoảng từ 2m đến 3m. Đối chiếu với độ cao của các thửa đất liền kề thì hiện trạng ban đầu của khu múc đất đó quá cao, không thuận tiện cho việc sử dụng, canh tác. Do vậy, Công ty Đức Bình không thể thực hiện được việc khắc phục lại hiện trạng ban đầu theo Quyết định số 01/QĐ-UBND ngày 07/01/2014. Hiện nay, Phòng Tài nguyên và Môi trường đã yêu cầu Công ty Đức Bình tiếp tục san ủi khu đất bằng phẳng và đưa vào sử dụng đúng theo mục đích sử dụng đất.
4. Ông Lê Đình Kiều - cử tri ấp Tân Lợi, xã Lộc Phú kiến nghị: Nhân dân tổ 7, ấp Tân Lợi làm đường theo Đề án 03 đã được phê duyệt cấp xi măng, cát, đá để thi công. Nhân dân trong tổ đang tổ chức thi công, sang lấp mặt bằng và đã đổ đá 4x6, nhưng hiện nay bị dừng đổ cát, đá, xi măng nên không thi công được, đề nghị UBND huyện xem xét, giải quyết.
Trả lời: Đề án 03/ĐA-UBND của UBND huyện Lộc Ninh về đầu tư đường giao thông nông thôn theo phương thức “Nhà nước hỗ trợ vật tư, nhân dân làm công trình” thời gian gần đây có 02 lý do chính tạm dừng đó là:
- Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 161/2016/NĐ-CP ngày 02/12/2016 về cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng đối với một số dự án thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2016-2010. Từ đó hồ sơ các công trình làm đường giao thông nông thôn theo Đề án 03 của huyện trước đây nay phải lập lại theo quy trình của Nghị định số 161/2016/NĐ-CP.
- Khi đường tổ 7 ấp Tân Lợi làm xong nền hạ thì chỉ tiêu xi măng trong năm 2016 đã thực hiện hết, đang chờ chỉ tiêu xi măng được giao trong năm 2017 của tỉnh.
UBND huyện ghi nhận ý kiến cử tri và sẽ chỉ đạo UBND xã Lộc Phú lập lại hồ sơ theo quy trình của Nghị định số 161/2016/NĐ-CP. Khi tiếp nhận chỉ tiêu xi măng được giao trong năm 2017 của tỉnh, UBND huyện sẽ bố trí sớm để thực hiện công trình này.
5. Bà Nguyễn Thị Huyên - Chủ tịch Hội LHPN xã Lộc Phú có ý kiến: Để giải quyết nợ xấu của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, các ngành chức năng cần đưa ra những giải pháp ngăn chặn tình trạng trên.
Trả lời: Ngân hàng Chính sách xã hội thành lập để thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Thực hiện điều 5 nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ Ngân hàng Chính sách xã hội và các tổ chức chính trị - xã hội (04 tổ chức chính trị - xã hội gồm: Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) đã ký kết văn bản liên tịch và văn bản thỏa thuận “về tổ chức thực hiện uỷ thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác” trong đó NHCSXH cùng với 04 tổ chức chính trị - xã hội (gọi chung là Hội, đoàn thể) nhận ủy thác thống nhất và ký lại văn bản thoả thuận số 3948/VBTT-NHCS-HPN-HND-HCCB-ĐTNCSHCM “Về việc thực hiện ủy thác cho vay vốn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác” trong đó có nội dung ghi rõ về các công việc ủy thác thông qua các tổ chức hội, đoàn thể gồm 6 công đoạn. Trong đó để giải quyết nợ xấu Hội đoàn thể phối hợp với Ngân hàng CSXH Huyện và chính quyền địa phương xử lý các trường hợp nợ chây ỳ, nợ quá hạn, người vay bỏ đi khỏi nơi cư trú và hướng dẫn hộ vay lập hồ sơ đề nghị xử lý nợ rủi ro do nguyên nhân khách quan. Bên cạnh đó hội đoàn thể nhận ủy thác cần phải lên kế hoạch kiểm tra thường xuyên nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân hàng CSXH và kịp thời báo cáo Chính quyền địa phương để ngăn chặn kịp thời nợ xấu.
IV. Xã Lộc Thuận
Ông Trần Văn Thông - cử tri ấp 9, xã Lộc Thuận kiến nghị: Hiện nay, đường liên xã Lộc Thuận - Lộc Điền bị hư hỏng nặng, đi lại rất khó khăn, đề nghị UBND huyện sớm sửa chữa để nhân dân đi lại được thuận tiện.
Trả lời: Đường liên xã Lộc Thuận - Lộc Điền đã được các ngành chức năng và UBND xã Lộc Thuận, Lộc Điền kiểm tra, khảo sát; đã lập hồ sơ sửa chữa năm 2016. Tuy nhiên, tuyến đường này nằm trong dự án nâng cấp mở rộng do UBND tỉnh chuẩn bị đầu tư trong thời gian tới nên UBND huyện không bố trí kinh phí để tiến hành sửa chữa. Qua kiểm tra thực tế hiện nay tuyến đường này đã bị hư hỏng nặng người và phương tiện qua lại rất khó khăn. UBND huyện ghi nhận ý kiến của cử tri và sẽ kiến nghị đến UBND tỉnh để có hướng giải quyết trong thời gian tới.
V. Xã Lộc Khánh
1. Ông Nguyễn Văn Kiên - cử tri ấp Đồi Đá, xã Lộc Khánh kiến nghị:
1.1. Hồ sơ thực hiện theo Đề án 03 của UBND huyện, ấp Đồi Đá hoàn thành 02 hồ sơ thuộc tổ 2 và tổ 9 đã gửi về UBND xã. Hiện nay, UBND xã đã nộp về UBND huyện nhưng chưa được phê duyệt, đề nghị UBND huyện sớm phê duyệt để UBND xã đưa vào thực hiện thuận tiện đi lại cho nhân dân thuộc ấp Đồi Đá.
Trả lời: Đề án 03/ĐA-UBND của UBND huyện Lộc Ninh về đầu tư đường giao thông nông thôn theo phương thức “Nhà nước hỗ trợ vật tư, nhân dân làm công trình” thời gian gần đây có 02 lý do chính tạm dừng đó là:
- Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 161/2016/NĐ-CP ngày 02/12/2016 về cơ chế đặt thù trong quản lý đầu tư xây dựng đối với một số dự án thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2016-2010. Từ đó hồ sơ các công trình làm đường giao thông nông thôn theo Đề án 03 của huyện trước đây nay phải lập lại theo quy trình của Nghị định số 161/2016/NĐ-CP.
- Hiện nay, chỉ tiêu xi măng được giao trong năm 2016 đã thực hiện hết, đang chờ chỉ tiêu xi măng được giao trong năm 2017 của tỉnh.
UBND huyện ghi nhận ý kiến cử tri và sẽ xem xét giải quyết khi được tiếp nhận chỉ tiêu xi măng được giao trong năm 2017 của tỉnh.
1.2. Vào năm 2016, ở tổ 1, ấp Đồi Đá có xây một bờ kè nhưng thiết kế không có mương thoát nước nên đã bị ảnh hưởng làm xói mòn đất của 3 hộ dân (đó là hộ Nguyễn Văn Châu, Nguyễn Sơn Hùng, Hồ Sỹ Ngoạn), đề nghị UBND huyện nhanh chóng giải quyết để không làm xói mòn đến lô đất của các hộ dân trên.
Trả lời: Ý kiến của cử tri đã được Thường trực HĐND huyện, phòng Tài chính - Kế hoạch, phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện cùng UBND xã Lộc Khánh khảo sát thực tế và đã được ghi nhận. Công trình sẽ được xem xét đưa vào danh mục ưu tiên thi công trong thời gian tới.
1.3. Đường đi ở ấp Đồi Đá lầy lội, trơn trợt, nhiều nơi thành hố xoáy sâu thường xuyên gây tai nạn giao thông, nhân dân đã đóng góp tiền để đổ sỏi từ ấp 8 đến ấp khu vực 12 hộ. Đề nghị UBND huyện cho sửa chữa con đường này để nhân dân thuận tiện đi lại.
Trả lời: .....