Theo đó, qua xem xét đề nghị của Liên đoàn Lao động tỉnh tại Báo cáo số 77/BC-LĐLĐ ngày 12/11/2019 về kết quả giám sát việc chấp hành pháp luật về Bảo hiểm xã hội năm 2019, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Lao động -Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh, Ban Quản lí Khu kinh tế, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lí vi phạm đối với các doanh nghiệp vi phạm về chính sách bảo hiểm xã hội; công khai các doanh nghiệp cố tình vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội trong phạm vi toàn tỉnh trên các phương tiện thông tin đại chúng. Báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh trong tháng 12/2019./.
* Theo báo cáo của Liên đoàn Lao động tỉnh, qua kết quả giám sát việc chấp hành pháp luật về bảo hiểm xã hội tại các cơ quan, doanh nghiệp trong tỉnh cho thấy, bên cạnh những kết quả đạt được đáng khích lệ trong công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện các quy định của Chính phủ, các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh trong công tác chỉ đạo, thực hiện các quy định của Chính phủ, các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh về bảo hiểm xã hội; công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội; công tác thanh tra, kiểm tra, xử lí vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm xã hội, việc chấp hành pháp luật về bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp, đã thực hiện tốt quy định về bảo hiểm xã hội theo Luật Bảo hiểm xã hội, Bộ Luật Lao động, chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, Bảo hiểm xã hội Việt Nam… được đảm bảo; tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức và trách nhiệm của các cơ quan, doanh nghiệp, cán bộ, công chức và người lao động; nâng cao trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo và phối hợp thực hiện của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể về chính sách bảo hiểm xã hội của Đảng, Nhà nước. Trên cơ sở đó đã đề ra các giải pháp tổ chức thực hiện phù hợp, hiệu quả, đảm bảo quyền lợi cho người lao động và trách nhiệm của doanh nghiệp, xây dựng quan hệ lao động ổn định, hài hòa và tiến bộ, góp phần thúc đẩy kinh tế- xã hội địa phương. Kết quả, hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu bảo hiểm xã hội được giao: phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội trong kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội; việc chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội; công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội; công tác thanh tra, kiểm tra, xử lí vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm xã hội được đảm bảo;…không ngừng tăng cường thực hiện cải cách hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội.
* Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn đến người lao động trong doanh nghiệp trong khu công nghiệp chưa thường xuyên, còn hạn chế. Sự phối hợp quản lí về công tác bảo hiểm xã hội giữa các cấp, các ngành liên quan chưa chặt chẽ .Vẫn còn tình trạng trốn đóng hoặc đóng không đủ số lao động vẫn còn diễn ra tại một số doanh nghiệp; đa phần các doanh nghiệp nhỏ, sản xuất kinh doanh không ổn định, hoạt động kinh doanh không hiệu quả nên giải thể, phá sản; doanh nghiệp hoạt động mang tính chất gia đình không kí hợp đồng thuê mướn lao động. Một số trường hợp người lao động bị nợ đọng bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp nên không được hưởng các chính sách về bảo hiểm xã hội như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tử tuất, lương hưu,…Nhiều chế độ ngắn hạn của người lao động như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động,…chưa được doanh nghiệp chi trả kịp thời; mức lương ghi trong hợp đồng lao động làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội chưa được tính đúng, tính đủ. Còn tình trạng một số cơ quan, đơn vị hoạt động từ ngân sách nhà nước còn nợ đọng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Hiện tượng người lao động nhận chế độ trợ cấp một lần bảo hiểm xã hội có xu hướng ngày càng tăng.