HIEN KE
sn bac

Tổng kết Đề án 03/ĐA-UBND của UBND huyện về đầu tư đường giao thông nông thôn

Thứ sáu - 04/08/2017 09:58 2.373 0

Tổng kết Đề án 03/ĐA-UBND của UBND huyện về đầu tư đường giao thông nông thôn

Từ năm 2010, nhu cầu làm đường giao thông nông thôn (GTNT) trên địa bàn huyện Lộc Ninh là rất lớn, lúc đó ngân sách huyện bố trí bình quân trong dự toán hàng năm cho mỗi xã là 200 triệu để đối ứng thực hiện xây dựng các công trình đường GTNT.
Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện có nơi đối ứng nhiều, đối ứng ít vì vậy có tính chất chưa công bằng đối với những nơi đối ứng nhiều. Mặt khác đường GTNT trên địa bàn huyện chất lượng còn thấp, đi lại khó khăn, mặt đường được xây dựng kiên cố chưa cao, nhất là ở khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc; mạng lưới giao thông đường bộ của huyện hiện nay có chiều dài khoảng 1.202km, trong đó: đường bê tông xi măng có chiều dài khoảng 9km, đường sỏi đỏ có chiều dài khoảng 341km, đường đất có chiều dài khoảng 351km, đường chuyên dùng khoảng 501km (đường do Công ty cao su quản lý và đường tuần tra biên giới). Vì vậy kinh phí đầu tư để bê tông hóa đường GTNT rất lớn, ngân sách không thể đáp ứng được. Sau khi Đề án được Hội đồng nhân dân huyện thông qua bằng Nghị quyết số 11/2013/NQ-HĐND ngày 20/12/2013. UBND huyện đã chỉ đạo và hướng dẫn UBND các xã, thị trấn thực hiện Đề án đầu tư xây dựng đường GTNT theo phương thức “nhân dân làm công trình - nhà nước hỗ trợ vật tư”. Khi được triển khai, UBND các xã, thị trấn đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách đầu tư đường GTNT đến các ấp, khu phố và được nhân dân rất đồng tình ủng hộ đóng góp ngày công lao động, hiến đất, tự giải tỏa cây trồng... để thi công công trình. Công tác tuyên truyền tập trung bằng nhiều hình thức, lồng ghép qua các kênh thông tin chủ yêu như họp dân, sinh hoạt hội viên, đoàn viên, qua các hội nghị và qua các cụm phát thanh trên địa bàn xã để từ đó giúp người dân nắm rõ, hiểu được và thấy những quyền lợi thiết thực của nhân dân; gắn trách nhiệm với công trình như: tự bảo vệ, giám sát và quyết định chọn công trình, thi công công trình. Với chủ trương hợp lòng dân, cộng với việc nhận thức được xây dựng giao thông là phục vụ lợi ích của nhân dân, nhiều hộ gia đình đã hưởng ứng tích cực chủ trương trên, tạo thành phong trào thi đua sôi nổi giữa các ấp trong xã. Người dân đã tích cực đóng góp kinh phí để bê tông hóa các tuyến đường liên xóm ấp. Được sự quan tâm của UBND tỉnh tạo điều kiện hổ trợ nguồn xi măng, sự chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện cùng với quá trình triển khai thực hiện của Đảng ủy, UBND các xã, thị trấn trong công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách đầu tư đường GTNT đến các ấp, khu phố và được nhân dân rất đồng tình ủng hộ. - Được người dân bàn bạc lựa chọn, lập dự toán và xây dựng phương án tổ chức thi công, giám sát, bảo quản nguồn vật tư được hỗ trợ. Do đó công trình có chất lượng, hiệu quả cao. Với phương châm: “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” và sự công khai minh bạch về tài chính, cộng với sự động viên, khích lệ kịp thời từ cấp ủy Đảng, chính quyền nên được người dân tích cực đồng tình hưởng ứng chủ trương. Qua 4 năm thực hiện, phong trào làm đường giao thông nông thôn là một phong trào thiết thực, hiệu quả, hợp lòng dân, được nhân dân tích cực ủng hộ và huy động được nguồn lực trong dân để thực hiện. Hiệu quả đạt được trong công tác này đã cho thấy sự chỉ đạo tập trung, quyết liệt, nhằm hướng đến xây dựng một diện mạo mới đường GTNT, đồng thời góp phần thúc đẩy kinh tế huyện nhà phát triên theo hướng bền vững. Với phương châm “nhân dân làm công trình - nhà nước hỗ trợ vật tư”, thời gian qua, trên địa bàn huyện đã xây dựng được nhiều tuyến đường bê tông khang trang sạch đẹp nối liền các xóm, ấp, qua đó tạo bộ mặt nông thôn từng bước đổi mới, góp phần thúc đẩy văn hóa xã hội phát triển. Đến nay, UBND các xã, thị trấn đã đầu tư được hơn 124km đường bê tông xi măng và 55km đường sỏi đỏ. Với tổng dự toán kinh phí được phê duyệt là 83.605 triệu đồng, trong đó: số tiền nhân dân đóng góp là 20.291 triệu đồng, nhà nước hỗ trợ là 63.314 triệu đồng, (số vật tư nhà nước hỗ trợ: xi măng là 18.263 tấn; đá các loại 126.760 m3; cát 31.596 m3). Chi phí đầu tư xây dựng đường bê tông xi măng theo phương thức này, và được tỉnh hỗ trợ xi măng thì ngân sách huyện giảm chi tới khoảng 41.802 triệu đồng. Cựu chiến biên Lộc Ninh chung tay xây dựng nông thôn mới. Ảnh: Lệ Thủy. Ngày 02/12/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị định 161/2016/NĐ-CP quy định về cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng đối với một số dự án thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020. Vì vậy ngày 15/5/2017, UBND huyện Lộc Ninh đã ban hành Công văn số 434/UBND-KT về việc tiếp tục đầu tư đường giao thông nông thôn theo phương thức “Nhân dân làm công trình - Nhà nước hỗ trợ vật tư” theo cơ chế được quy định tại Nghị định 161/2016/NĐ-CP, qua đó Đề án 03 của huyện dừng thực hiện và chuyển sang thực hiện theo cơ chế được quy định tại Nghị định 161/2016/NĐ-CP./.

Tác giả: Mạnh - VP

Tổng số điểm của bài viết là: 7 trong 6 đánh giá

Xếp hạng: 1.2 - 6 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Theo bạn thông tin nội dung của website thế nào

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập104
  • Hôm nay8,420
  • Tháng hiện tại87,807
  • Tổng lượt truy cập15,819,588
Nông thôn mới
Thủ tục hành chính
Văn bản mới ban hành
Người Việt dùng hàng Việt
Tìm hài cốt liệt sĩ
Thông tin người phát ngôn
bank
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây