Đề cương sinh hoạt Ngày pháp luật tháng 12/2016: Kỷ niệm 72 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Thứ sáu - 16/12/2016 22:25 2.670 0

Đề cương sinh hoạt Ngày pháp luật tháng 12/2016: Kỷ niệm 72 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Kỷ niệm 72 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2016); 27 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2016) và đánh giá kết quả 10 năm thực hiện Luật Quốc phòng
1. Quân đội Nhân dân Việt Nam – 72 năm xây dựng, phát triển, chiến đấu và chiến thắng Trong Luận cương Chính trị (tháng 10/1930), Đảng ta đã khẳng định con đường giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc phải tổ chức ra quân đội công nông để giành chính quyền và giữ chính quyền. Vì vậy, ngay sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, các tổ chức vũ trang lần lượt được hình thành là Đội tự vệ đỏ, đội du kích Bắc Sơn, du kích Nam Kỳ, đội du kích Ba Tơ, đội Du kích Pắc Bó, Cứu Quốc quân. Sự phát triển mạnh mẽ, rộng khắp và trưởng thành của phong trào đấu tranh cách mạng đòi hỏi cách mạng Việt Nam phải có một đội quân chủ lực thống nhất về mặt tổ chức để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng giải phóng dân tộc. Ngày 22/12/1944, tại khu rừng giữa tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng (nay là xóm Nà Sang, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập theo Chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh gồm 34 chiến sĩ, biên chế thành 03 tiểu đội. Đồng chí Hoàng Sâm được cử làm Đội trưởng. Đồng chí Xích Thắng (Dương Mạc Thạch) làm Chính trị viên. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân có chi bộ Đảng lãnh đạo. Việc thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với lịch sử quân đội ta. Chỉ thị thành lập Đội của Hồ Chủ tịch tuy ngắn nhưng rất súc tích, bao gồm các vấn đề chủ yếu về đường lối quân sự của Đảng ta: vấn đề kháng chiến toàn dân, động viên và vũ trang toàn dân, nguyên tắc xây dựng lực lượng võ trang cách mạng…Hồ Chủ tịch nói: "...Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân là đội đàn anh mong cho chóng có những đội đàn em khác. Tuy lúc đầu quy mô của nó còn nhỏ, nhưng tiền đồ của nó rất vẻ vang. Nó là khởi điểm của Giải phóng quân, nó có thể đi suốt từ Nam chí Bắc, khắp đất nước Việt Nam chúng ta". Chính vì ý nghĩa đó, ngày 22.12.1944 được chọn làm Ngày kỷ niệm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam. Trên cơ sở của cuộc chiến tranh nhân dân vĩ đại, quân đội ta từ một lực lượng nhỏ bé, vũ khí trang bị thô sơ đã vươn lên thành một đội quân hùng hậu, chính quy hiện đại, gắn bó với nhân dân, tô đậm truyền thống vẻ vang mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: "... Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng...". 2. 27 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2016) Quốc phòng Việt Nam là nền quốc phòng toàn dân, bao gồm tổng thể các hoạt động về chính trị, kinh tế, ngoại giao, quân sự, văn hoá, khoa học… của Nhà nước và Nhân dân để tạo nên sức mạnh toàn diện, cân đối, đồng bộ, trong đó sức mạnh quân sự là đặc trưng, lực lượng vũ trang là nòng cốt, nhằm giữ vững hoà bình, ổn định đất nước, ngăn chặn các hoạt động phá hoại, gây chiến, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, đồng thời sẵn sàng đánh bại chiến tranh xâm lược dưới mọi hình thức và quy mô. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân là xây dựng cả lực lượng và thế trận; xây dựng tiềm lực mọi mặt, đặc biệt là tiềm lực chính trị - tinh thần; phát huy sức mạnh tổng hợp về chính trị, tư tưởng, kinh tế, xã hội, văn hóa, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Ngày 17 tháng 10 năm 1989, Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa VI) đã ban hành Chỉ thị số 381-CT/TƯ quyết định lấy Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12) đồng thời là Ngày hội Quốc phòng toàn dân - Ngày hội của truyền thống bảo vệ Tổ quốc, Ngày hội tôn vinh và nhân lên hình ảnh cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ” - một nét độc đáo của văn hóa dân tộc Việt Nam trong thời đại mới. Ngày hội Quốc phòng toàn dân cũng là dịp để phát huy truyền thống yêu nước, biểu dương sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 3. Tóm tắt đánh giá kết quả 10 năm thực hiện Luật Quốc phòng Sáng ngày 28/11/2016 vừa qua, tại thủ đô Hà Nội, Bộ Quốc phòng đã tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 10 năm thực hiện Luật Quốc phòng nhằm đánh giá các kết quả đạt được và những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện. Theo đó, Luật Quốc phòng được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005, có hiệu lực từ ngày 01/01/2006. Qua 10 năm thi hành, các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân đã phối hợp triển khai thực hiện toàn diện công tác quốc phòng theo đúng quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phù hợp với tình hình thực tế và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Nổi bật, việc thực hiện quản lý nhà nước về quốc phòng ngày càng chặt chẽ, tạo sự thống nhất đồng thuận cao trong các tầng lớp xã hội; là tiền đề, cơ sở để xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân trên phạm vi cả nước, góp phần xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc, toàn diện; giữ vững ổn định chính trị và môi trường hòa bình để xây dựng đất nước. Cùng với đó, việc thực hiện quản lý nhà nước về quốc phòng đã bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; lợi ích quốc gia dân tộc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Tiềm lực kinh tế, uy tín, vị thế quốc tế của đất nước được nâng cao. Nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân được củng cố; tiềm lực quốc phòng, an ninh được tăng cường, sức mạnh bảo vệ Tổ quốc được nâng lên, góp phần thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, sau 10 năm thực hiện, Luật Quốc phòng cũng bộc lộ những hạn chế, bất cập, vướng mắc. Do vậy, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới; đồng thời cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng, các quy định của Hiến pháp năm 2013 về tăng cường quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc, Quốc hội khóa XIV đã quyết định sửa đổi Luật Quốc phòng và Chính phủ đã phân công Bộ Quốc phòng chủ trì soạn thảo Luật Quốc phòng (sửa đổi). Phát huy thành tích to lớn đã đạt được trong 72 năm qua, Quân đội Nhân dân Việt Nam tiếp tục xây dựng theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; tham gia xây dựng kinh tế đất nước và thực hiện tốt hơn chức năng làm nòng cốt xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, góp phần xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; bảo vệ hòa bình, ổn định, phát triển trong khu vực và trên thế giới, xứng đáng với tên gọi: Quân đội Nhân dân Việt Nam./. Phòng Tư pháp huyện Lộc Ninh sưu tầm và giới thiệu từ Trang thông tin điện tử http://tuoitrexudua.vn/ http://tuoitrexudua.vn & TTXVN

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 5 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 5 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Theo bạn thông tin nội dung của website thế nào

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập116
  • Hôm nay2,706
  • Tháng hiện tại164,009
  • Tổng lượt truy cập16,296,182
Nông thôn mới
Thủ tục hành chính
Văn bản mới ban hành
Người Việt dùng hàng Việt
Tìm hài cốt liệt sĩ
Thông tin người phát ngôn
bank
QC Bên trai 1
QC Bên PHAI 1
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây