ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN “NGÀY PHÁP LUẬT” THÁNG 02/2014:

Thứ năm - 13/02/2014 10:05 2.581 0
ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN “NGÀY PHÁP LUẬT” THÁNG 02/2014:
Một số nội dung cơ bản của Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2013
Thi đua, khen thưởng là chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Từ khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đến nay, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật làm căn cứ pháp lý cho việc thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, đề ra những chủ trương, chính sách khen thưởng phù hợp với nhiệm vụ chính trị của từng giai đoạn cách mạng, khơi dây và phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lòng yêu nước, ý chí quật cường, tinh thần hy sinh cao cả của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Thực hiện Kết luận số 120-TB/TW ngày 18/01/2013 của Bộ Chính trị và yêu cầu đổi mới công tác thi đua, khen thưởng trong giai đoạn hiện nay, ngày 16/11/2013, tại kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XIII, Quốc hội đã thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng số 15/2003/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 47/2005/QH11 và Luật số 32/2009/QH12, với tỷ lệ đồng ý là 85,34%. Luật mới sửa đổi, bổ sung từ Chương I đến Chương VI của Luật Thi đua, khen thưởng hiện hành, trong đó, bổ sung Điều 91a, sửa đổi tên Chương IV và Chương V. Những nội dung được sửa đổi là: Hệ thống tiêu chuẩn của danh hiệu thi đua và các hình thức khen thưởng theo hướng nâng cao tiêu chuẩn, đảm bảo chặt chẽ hơn, không lấy danh hiệu thi đua để làm căn cứ xét khen thưởng nhằm tránh việc tích lũy thành tích trong khen thưởng, đặc biệt xây dựng các tiêu chuẩn cụ thể đối với các hình thức khen thưởng huân chương, bằng khen, giấy khen cho nông dân, công nhân, người lao động trực tiếp; bổ sung đối tượng được tặng Huân chương Sao vàng là nguyên thủ quốc gia nước ngoài cho phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế hiện nay; bổ sung thêm Điều 91a về Hội đồng Thi đua, khen thưởng trung ương và Hội đồng Thi đua, khen thưởng các cấp... Ngoài ra, sửa đổi, bổ sung một số nội dung liên quan đến quy định chung, nguyên tắc khen thưởng, thẩm quyền ban hành danh hiệu thi đua, khen thưởng và thủ tục hồ sơ xét tặng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng. Trong nguyên tắc khen thưởng của Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2013, bên cạnh các quy định của Luật hiện hành là đảm bảo chính xác, công khai, công bằng, kịp thời; một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng; kết hợp chặt chẽ động viên tinh thần với khuyến khích bằng lợi ích vật chất…Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng đã bổ sung nguyên tắc bảo đảm thống nhất giữa hình thức, đối tượng và tiêu chuẩn khen thưởng; thành tích đến đâu khen thưởng đến đó; đảm bảo các nguyên tắc về bình đẳng giới trong khen thưởng. Trong quy định về các danh hiệu thi đua đối với cá nhân, tập thể, Luật bổ sung danh hiệu “Lao động giỏi”, “Tập thể lao động giỏi”, Cờ thi đua cấp Tổng cục, Quân khu, Quân chủng, Quân đoàn, Binh chủng (và tương đương); Cờ thi đua cấp huyện. Theo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng, lực lượng dân quân tự vệ được bổ sung vào danh mục đối tượng được tặng thưởng “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc”. Đối với đối tượng khác không thuộc lực lượng vũ trang nhân dân nếu lập được thành tích, công trạng trong bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn trật tự an ninh theo quy định của Luật sẽ được xem xét tặng thưởng “Huân chương Chiến công”. Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng không quy định việc xét tặng “Huân chương Hồ Chí Minh” lần hai cho cá nhân mà chỉ xét tặng “Huân chương Hồ Chí Minh” lần hai cho tập thể có quá trình phấn đấu lâu dài, liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong nhiều năm tiếp theo sau khi được tặng thưởng lần thứ nhất. Với tiêu chuẩn cao, chặt chẽ, việc xét tặng thưởng “Huân chương Hồ Chí Minh” lần hai đối với tập thể vẫn bảo đảm ý nghĩa, tính tôn vinh của danh hiệu cao quý này. Luật cũng bổ sung các tiêu chuẩn danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Huân chương Lao động” các hạng, Bằng khen đối với công nhân, nông dân, người lao động trực tiếp tại các điều 23, 42, 43, 44, 71, 72 và quy định cụ thể trách nhiệm của người đứng đầu trong việc phát hiện và xây dựng điển hình tiên tiến là người lao động (được bổ sung vào khoản 4 Điều 83 Luật hiện hành). Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng có hiệu lực thi hành từ ngày 01/6/2014. Trước ngày Luật này có hiệu lực, các cá nhân có đủ điều kiện, tiêu chuẩn về niên hạn để xét khen thưởng theo quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2003 mà chưa đủ điều kiện, tiêu chuẩn về niên hạn theo quy định của Luật này sẽ được xem xét, quyết định khen thưởng theo quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng số 15/2003/QH11. Việc xem xét, quyết định khen thưởng cho các đối tượng này được thực hiện trước ngày 31/12/2014./. Sưu tầm và giới thiệu: Phòng Tư pháp Lộc Ninh

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 5 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 5 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Theo bạn thông tin nội dung của website thế nào

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập111
  • Hôm nay2,446
  • Tháng hiện tại163,749
  • Tổng lượt truy cập16,295,922
Nông thôn mới
Thủ tục hành chính
Văn bản mới ban hành
Người Việt dùng hàng Việt
Tìm hài cốt liệt sĩ
Thông tin người phát ngôn
bank
QC Bên trai 1
QC Bên PHAI 1
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây