HIEN KE
sn bac

ĐỀ CƯƠNG GIỚI THIỆU LUẬT GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH

Thứ năm - 05/02/2015 15:17 9.073 0
ĐỀ CƯƠNG GIỚI THIỆU
LUẬT GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
Ngày 19 tháng 6 năm 2013, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII đã thông qua Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh – Luật số 30/2013/QH13. Ngày 28 tháng 6 năm 2013, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký Lệnh số 04/2013/L-CTN công bố Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh. Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014. Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh đã có hiệu lực được hơn một năm, nhưng việc tổ thực hiện còn bộc lộ một số hạn chế như: Việc quán triệt, triển khai thực hiện các văn bản của Đảng, Nhà nước về công tác giáo dục quốc phòng và an ninh có nơi chưa sâu, chưa đầy đủ; nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên, trong đó có cả cán bộ chủ chốt về công tác giáo dục quốc phòng và an ninh chưa toàn diện. Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho các đối tượng thuộc các Bộ, ngành Trung ương và địa phương chưa được quan tâm đúng mức. Giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, chất lượng môn học giáo dục quốc phòng và an ninh cho học sinh, sinh viên có nơi còn thấp. Giáo dục quốc phòng và an ninh toàn dân chưa thường xuyên, chưa rộng khắp. Một số cơ quan thông tấn, báo chí chưa đầu tư thích đáng cho công tác tuyên truyền về giáo dục quốc phòng và an ninh. Cụ thể tại huyện Lộc Ninh chúng ta cũng chỉ mới tổ chức triển khai giới thiệu Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh từ đầu năm 2015. I. BỐ CỤC VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh gồm 8 chương, 47 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 với những nội dung cơ bản sau: 1. Chương I. Những quy định chung Chương này gồm 9 điều (từ Điều 1 đến Điều 9), quy định những vấn đề chung về: phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, giải thích từ ngữ, mục tiêu giáo dục quốc phòng và an ninh, nguyên tắc giáo dục quốc phòng và an ninh, chính sách của Nhà nước về giáo dục quốc phòng và an ninh, quyền và trách nhiệm của công dân về giáo dục quốc phòng và an ninh, trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh, các hành vi bị nghiêm cấm. - Về phạm vi điều chỉnh, Điều 1 Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh quy định nguyên tắc, chính sách, nội dung cơ bản, hình thức giáo dục quốc phòng và an ninh; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, quyền và trách nhiệm của công dân về giáo dục quốc phòng và an ninh. - Về đối tượng áp dụng, Điều 2 Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh quy định áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài cư trú, hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có trách nhiệm tuân theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan về giáo dục quốc phòng và an ninh. - Về giải thích từ ngữ, Điều 3 của Luật quy định thuật ngữ kiến thức quốc phòng và an ninh được hiểu là hệ thống quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng và an ninh; truyền thống dựng nước, giữ nước của dân tộc và kỹ năng quân sự. Thuật ngữ kỹ năng quân sự được hiểu là khả năng thực hành những nội dung cơ bản, cần thiết về kỹ thuật, chiến thuật quân sự. - Về nguyên tắc giáo dục quốc phòng và an ninh, Điều 5 của Luật quy định 6 nguyên tắc cụ thể như sau: 1/ Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà nước. 2/ Giáo dục quốc phòng và an ninh là trách nhiệm của hệ thống chính trị và toàn dân, trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. 3/ Kết hợp giáo dục quốc phòng và an ninh với giáo dục chính trị tư tưởng, phổ biến, giáo dục pháp luật gắn với xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện. 4/ Giáo dục toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm bằng các hình thức phù hợp; kết hợp lý luận và thực tiễn, giữa lý thuyết và thực hành. 5/ Chương trình, nội dung giáo dục quốc phòng và an ninh phải phù hợp với từng đối tượng, đáp ứng kịp thời tình hình thực tế. 6/ Bảo đảm bí mật nhà nước, tính kế hoạch, kế thừa, phát triển, khoa học, hiện đại, dễ hiểu, thiết thực và hiệu quả. - Về mục tiêu quyền và trách nhiệm của công dân về giáo dục quốc phòng và an ninh (Điều 04 - Điều 09) quy định giáo dục cho công dân về kiến thức quốc phòng và an ninh để phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống dựng nước và giữ nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, nâng cao ý thức, trách nhiệm, tự giác thực hiện nhiệm vụ quốc phòng và an ninh, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; công dân có quyền và trách nhiệm học tập, nghiên cứu để nắm vững kiến thức quốc phòng và an ninh. Người tham gia giáo dục quốc phòng và an ninh được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật. 2. Chương II. Giáo dục quốc phòng và an ninh trong nhà trường Chương này gồm 4 điều (từ Điều 10 đến Điều 13) quy định những vấn đề: trường tiểu học, trung học cơ sở; trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề; trường cao đẳng nghề, cơ sở giáo dục đại học; trường của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội. 3. Chương III. Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh Chương này gồm 5 điều (từ Điều 14 đến Điều 18) quy định về: bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh, đối với đối tượng trong cơ quan, tổ chức của nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội; đối với người quản lý doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập; đối với cá nhân tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồng dân cư; thẩm quyền triệu tập, quy định cơ sở bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh; chế độ, quyền lợi đối với đối tượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh. 4. Chương IV. Phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho toàn dân Chương này gồm 4 điều (từ Điều 19 đến Điều 22), nội dung như sau: nội dung phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh; hình thức phổ biến kiến thức QPAN; phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho người dân ở khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng sâu, vùng xa; phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh trong doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp. 5. Chương V. Giáo viên, giảng viên, báo cáo viên, tuyên truyền viên giáo dục quốc phòng và an ninh Chương này gồm 6 điều (từ Điều 23 đến Điều 28), quy định về: giáo viên, giảng viên; đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, tuyển dụng giáo viên, giảng viên; trách nhiệm và quyền lợi của giáo viên, giảng viên; báo cáo viên; tuyên truyền viên; trách nhiệm và quyền lợi của báo cáo viên, tuyên truyền viên. 6. Chương VI, VII, VIII (từ Điều 29 đến Điều 47) Các chương này quy định về kinh phí, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan, tổ chức về giáo dục quốc phòng và an ninh và điều khoản thi hành. Phòng Tư pháp huyện Lộc Ninh (Sưu tầm và giới thiệu)

Tổng số điểm của bài viết là: 8 trong 7 đánh giá

Xếp hạng: 1.1 - 7 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Theo bạn thông tin nội dung của website thế nào

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập71
  • Hôm nay4,188
  • Tháng hiện tại128,267
  • Tổng lượt truy cập15,860,048
Nông thôn mới
Thủ tục hành chính
Văn bản mới ban hành
Người Việt dùng hàng Việt
Tìm hài cốt liệt sĩ
Thông tin người phát ngôn
bank
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây