19/5/2014 - Một buổi chào cờ, sinh hoạt Ngày Pháp luật ý nghĩa

Thứ năm - 05/06/2014 09:20 2.416 0

19/5/2014 - Một buổi chào cờ, sinh hoạt Ngày Pháp luật ý nghĩa

Sáng ngày 19/5/2014 vừa qua, tại sân Ủy ban nhân dân huyện Lộc Ninh, các cơ quan thường sinh hoạt chào cờ đầu tuần đã có một buổi chào cờ, sinh hoạt Ngày Pháp luật thật sự ý nghĩa.
Tham dự buổi chào cờ có đầy đủ các vị lãnh đạo Chủ tịch, Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện, Thường trực Hội đồng nhân dân, cấp ủy các chi bộ, lãnh đạo các cơ quan và tất cả các cán bộ, công chức, viên chức, lao động của các đơn vị. Tất cả đều mặc trang phục công sở chỉnh tề, nghiêm túc, đeo thẻ công chức, viên chức và nhiều người đã có mặt từ rất sớm. Bởi lẽ hôm ấy là một ngày đặc biệt quan trọng – ngày cả nước kỷ niệm 124 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất của mọi thời đại. Ngay sau lời hô của người điều khiển chương trình, tất cả đồng thanh hát Quốc ca với một tinh thần phấn khởi, tự hào, đầy nhiệt huyết. Quốc ca kết thúc, toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, laođộng đã được sinh hoạt Ngày Pháp luật tháng 5. Lần sinh hoạt này, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật huyện đã phân công cho Phòng Tư pháp tìm hiểu, lựa chọn đề tài, biên soạn nội dung, tham mưu để thực hiện. Cuối cùng, Phòng đã tham mưu cho Hội đồng chọn và trích kể câu chuyện có nhan đề: “Về tấm gương gương mẫu tôn trọng luật lệ của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, dựa trên bài viết của Luật gia Khương Kim Tuấn, đăng trên Trang thông tin điện tử huyện Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh. Câu chuyện này được tác giả Khương Kim Tuấn kể dựa theo lời kể của các đồng chí cảnh vệ của Bác gồm Phan Văn Xoàn – Hoàng Hữu Kháng - Hồng Nam in trong cuốn: “Những mẫu chuyện đạo đức của Bác Hồ". “…Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vấn đề đạo đức và việc tu dưỡng đạo đức của người cách mạng. Người coi đạo đức là nền tảng của người cách mạng cũng như gốc của cây, ngọn nguồn của sông núi. Việc chăm lo cái gốc, cái nguồn, cái nền tảng là công việc làm thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân, và toàn xã hội. Cả cuộc đời của Bác là một tấm gương mẫu mực về việc tôn trọng pháp luật. Từ công việc quốc gia đại sự đến những việc làm trong cuộc sống hàng ngày, Hồ Chí Minh luôn coi trọng việc tôn trọng luật lệ, tuân thủ nguyên tắc sống và làm việc theo pháp luật. Là Chủ tịch nước, là lãnh tụ cao nhất của Đảng ở cương vị đầy quyền lực nhưng Người không bao giờ nghĩ đến việc dùng quyền lực. Người luôn coi mình là nô bộc của dân và luôn tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, đặc biệt là quyền dân chủ chính trị được thể hiện rõ trong tổng tuyển cử. Không đặt mình ở cương vị là Chủ tịch Nước mà hơn tất cả với tư cách là một công dân có quyền bầu cử, ứng cử. Người nói: “Tôi là công dân của một Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà nên tôi không thể vượt khỏi thể lệ của tổng tuyển cử đã định. Tôi đã ra ứng cử ở Hà Nội nên cũng không thể ra ứng cử ở nơi nào nữa” và Người yêu cầu nhân dân hãy thực hiện quyền công dân của mình để đảm bảo tự do dân chủ thực sự”. …”Trong tư tưởng dân chủ của mình, Bác cho rằng dân chủ phải gắn với quyền hạn. Quyền hạn đi đôi với nghĩa vụ cũng có nghĩa là dân chủ phải nằm trong khuôn khổ của pháp luật. Sống trong một xã hội dân chủ ai cũng phải tuân theo những quy tắc chung. Xã hội dân chủ là một đất nước có trật tự kỷ cương đảm bảo cho mọi người cùng có quyền tự do dân chủ như nhau. Đứng đầu Nhà nước, Người rất nghiêm khắc đòi hỏi mọi tổ chức Đảng cùng tuân thủ pháp luật, không ai được đứng trên hay ngoài pháp luật. Ở Chủ tịch Hồ Chí Minh lời nói luôn đi đôi với hành động, điều đó đã trở thành một nguyên tắc sống. Người không chỉ là nhà giáo dục đạo đức mà còn là biểu tượng cao đẹp của đạo đức. Gần nửa cuộc đời bôn ba tìm đường cứu nước, chịu bao đắng cay gian khổ, Người vẫn một lòng tận trung với nước, tận hiếu với dân, sống giản dị, thanh bạch, gần gũi yêu thương con người. Bác luôn căn dặn, nhắc nhở mọi người phải luôn có ý thức tổ chức, kỷ luật, triệt để tôn trọng nội quy chung. Bác bảo: “Khi bàn bạc công việc gì, đã quyết định thì phải triệt để thi hành. Nếu đã tự đặt ra cho mình những việc phải làm thì cương quyết thực hiện cho bằng được”. Câu chuyện kể về Bác khi Người đến thăm một ngôi chùa lịch sử. Hôm ấy là ngày lễ, các vị sư, khách nước ngoài và nhân dân đi lễ, tham quan chùa rất đông. Bác vừa vào chùa, vị sư cả liền ra đón Bác và khẩn khoản xin Người đừng cởi dép, nhưng Bác không đồng ý. Đến thềm chùa, Bác dừng lại để dép ở ngoài như mọi người, xong mới bước vào và giữ đúng mọi nghi thức như người dân đến lễ. Trên đường từ chùa về nhà, xe đang bon bon bỗng đèn đỏ ở một ngã tư bật lên. Đường phố đang lúc đông người. Xe của Bác như các xe khác đều dừng lại cả. Các đồng chí cảnh vệ rất lo lắng vì nếu nhân dân trông thấy Bác, họ sẽ ùa ra ngã tư này thì họ không biết làm thế nào được. Nghĩ vậy, một đồng chí cảnh vệ chạy đến bục yêu cầu công an giao thông bật đèn xanh mở đường cho xe Bác. Nhưng Bác đã hiểu ý. Người ngăn lại rồi bảo: “Các chú không được làm như thế. Phải gương mẫu tôn trọng luật lệ giao thông, không nên bắt người khác nhường quyền ưu tiên cho mình”. Những mẩu chuyện không xa vời, huyễn hoặc mà rất gần gũi, thiết thực đã trở thành một di sản tinh thần quý báu của dân tộc. Đó chính là nhân cách Hồ Chí Minh mà ngày nay đã trở thành nhân cách dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam trong thời đại mới. Vượt qua lửa đạn của chiến tranh, vượt qua quy luật khắc nghiệt của thời gian, những bài học đạo đức của Người đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Mọi thế hệ người Việt Nam đã và đang nguyện suốt đời học tập rèn luyện theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Cũng nhân buổi sinh hoạt Ngày Pháp luật này, báo cáo viên cũng đề nghị tất cả mọi người hãy thể hiện lòng yêu nước của mình bằng những việc làm thiết thực, đẩy mạnh thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, ra sức lao động, học tập, không ngừng sáng tạo, chấp hành nghiêm pháp luật. Kết thúc buổi chào cờ, Văn phòng Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân huyện cũng thay mặt các cơ quan, các công đoàn cơ sở trong khối đọc Công văn số 341/TLV của Quỹ xã hội từ thiện Tấm lòng vàng thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Thư kêu gọi của Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Đặng Ngọc Tùng nhằm phát động chương trình “Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa”. Hưởng ứng lời kêu gọi đó, các vị lãnh đạo cùng tất cả các cán bộ, công chức, viên chức, lao động của các đơn vị đã sử dụng điện thoại di động của mình để nhắn nhiều tin để ủng hộ quỹ xã hội từ thiện Tấm lòng vàng, góp phần tri ân các chiến sĩ đã ngã xuống vì Hoàng Sa, Trường Sa thân yêu./. Một số hình ảnh lại buổi chào cờ:

Tác giả: Họa My

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 5 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 5 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Theo bạn thông tin nội dung của website thế nào

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập118
  • Hôm nay2,560
  • Tháng hiện tại163,863
  • Tổng lượt truy cập16,296,036
Nông thôn mới
Thủ tục hành chính
Văn bản mới ban hành
Người Việt dùng hàng Việt
Tìm hài cốt liệt sĩ
Thông tin người phát ngôn
bank
QC Bên trai 1
QC Bên PHAI 1
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây