HIEN KE
sn bac

Lộc Ninh (Bình Phước) sau 38 năm giải phóng

Thứ hai - 19/04/2010 15:30 5.770 0

Lộc Ninh (Bình Phước) sau 38 năm giải phóng

Là vùng đất địa đầu biên giới của tỉnh Bình Phước, nơi đây đã trải qua thời kỳ đấu tranh khốc liệt chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Lộc Ninh được giải phóng ngày 7/4/1972, trở thành thủ đô của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, nơi diễn ra hội nghị 4 bên và trao trả tù binh chiến tranh năm 1973. Sau 38 năm giải phóng, Lộc Ninh đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nhân kỷ niệm 38 năm Ngày giải phóng Lộc Ninh (7/4/1972 – 7/4/2010), chúng tôi đã có cuộc gặp trao đổi với những con người đã và đang sống, làm việc gắn bó với quê hương Lộc Ninh. Ông Quách Đại Liên, nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 8 Trung đoàn 7 Sư đoàn 5 – đơn vị chủ công giải phóng Lộc Ninh năm 1972 kể: Từ tủi nhục cay đắng của cuộc đời bị áp bức làm nô lệ vươn lên làm chủ như ngày nay, nhân dân các dân tộc Lộc Ninh đã trải qua những chặng đường đấu tranh gian khổ, quyết liệt và anh dũng chinh phục thiên nhiên, chống cường quyền áp bức và ngoại xâm. Tinh thần ấy từ khi có sự lãnh đạo của Đảng, càng được nhân lên gấp bội. Đi đúng vào quỹ đạo của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và tiến vào giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong phạm vi cả nước. Từ một chiến trường trọng điểm, khốc liệt sau năm 1972, Lộc Ninh đã trở thành thủ phủ của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam; Căn cứ Bộ Chỉ huy Quân ủy Miền; đoạn cuối của tuyến đường Hồ Chí Minh, một trong những nơi quan trọng nối liền huyết mạch hậu phương miền Bắc với chiến trường miền Nam; nơi đặt Trụ sở Chỉ huy cơ bản Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Và cũng chính nơi đây đã chứng chiến giờ phút xúc động đón những người con ưu tú của Tổ quốc từ ngục tù Côn Đảo, Phú Quốc . . .gan dạ kiên cường bất khuất, chiến thắng trước nanh vuốt của kẻ thù trở về. Ông Trương Văn Phúc, Chủ tịch UBND huyện Lộc Ninh cho biết: Ba mươi tám năm qua, từ khi Lộc Ninh được hoàn toàn giải phóng, thời gian, trí tuệ, sức lực của con người đã xoá nhoà sự tàn phá khốc liệt của chiến tranh. Khó có thể hình dung đầy đủ về một vùng quê đau thương cơ cực, kiên cường của hôm qua, trước một thực tại trù phú, bình yên của hôm nay. Phát huy truyền thống anh hùng, bằng sự bươn chải, lam lũ, năng động và tự lực tự cường vốn có trong quá khứ, cộng với sự giúp đỡ có hiệu quả của cấp trên. Đặc biệt là sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng bộ và điều hành năng động, sáng tạo của cả hệ thống Nhà nước; quá trình vận động và tổ chức thực hiện của Mặt trận và các tổ chức đoàn thể nhân dân, Lộc Ninh đã đi lên trở thành một huyện miền núi biên giới của tỉnh Bình Phước phát triển về mọi mặt. Đời sống của đồng bào các dân tộc trong huyện từng bước ổn định và phát triển. Từ khi thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã được vận dụng có hiệu quả trên địa bàn huyện. Nhiều năm liền huyện đều đạt và vượt chỉ tiêu kinh tế - xã hội và giữ được trong nhiều năm mức tăng trưởng GDP bình quân từ 13,5 – 14%. Năm 2008 mặc dù gặp nhiều khó khăn do lạm phát song thu nhập bình quân đầu người đạt 9.500.000đ/người/ năm. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư phục vụ đắc lực cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh. Sự nghiệp giáo dục; y tế, văn hoá, xã hội chuyển biến nhanh và vững chắc, đáp ứng khá tốt những nhu cầu thiết yếu của nhân dân. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống mới khu dân cư, kết hợp việc phát huy dân chủ ở cơ sở đã được phát động ngày càng đi vào đời sống của mỗi người dân, góp phần lành mạnh hoá đời sống xã hội nông thôn huyện biên giới. An ninh chính trị trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Hệ thống chính trị không ngừng được củng cố ngày càng hoạt động có hiệu quả cao. Ba mươi tám năm phấn đấu, Lộc Ninh đã trải qua nhiều thử thách nhưng đã không ngừng lớn mạnh và có bước đi vững chắc. Có được thành tích đó là nhờ sự nỗ lực chung của hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trong huyện. Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng có ý nghĩa quyết định, Đảng bộ Lộc Ninh đã vận dụng các nghị quyết của Đảng vào thực tế của địa phương. Ở từng thời kỳ đều có sự sáng tạo, biểu hiện ở những quyết sách về phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với đặc điểm, thế mạnh và nguồn lực của mình, do đó các chủ trương đưa ra đều được sự đồng tình, ủng hộ của các tầng lớp nhân dân. Phát huy thế mạnh của địa phương, trong những năm qua huyện luôn chú trọng và tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ưu tiên các loại cây có giá trị kinh tế cao. Nhờ đó thu nhập của nhân dân tăng nhanh, góp phần xóa đói giảm nghèo, toàn huyện hiện còn 1519 hộ nghèo, chiếm 5,66% dân số toàn huyện. Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết số 16 của Huyện ủy về vận động xây dựng quỹ “Vì mái ấm người nghèo”, huyện đã xây dựng được 775 căn nhà tình thương cho các đối tượng khó khăn về nhà ở, trị giá mỗi căn 9 triệu đồng/căn. Ông Trương Văn Phúc, Chủ tịch UBND huyện Lộc Ninh còn cho biết, hiện nay, Đảng bộ và nhân dân Lộc Ninh đang đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, khai thác mọi tiềm năng thế mạnh của mình, thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2010 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006 –2010. Huyện tập trung thực hiện các giải pháp nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, trong đó ưu tiên đầu tư chương trình phát triển cây công nghiệp, cây lương thực, xây dựng cơ sở hạ tầng, công nghiệp chế biến và các lĩnh vực có lợi thế khác, đồng thời đẩy mạnh công tác xã hội hoá sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao . . ., giữ vững quốc phòng – an ninh và đối ngoại của đặc điểm một huyện biên giới. Về kinh tế, tốc độ tăng trưởng GDP tăng khoảng 12 – 13%; Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp - thuỷ sản tăng khoảng 14 – 16 %; Giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng tăng khoảng 18 - 19%; Giá trị sản xuất dịch vụ tăng khoảng 18 - 20%; Tổng thu ngân sách địa phương đạt 155 tỷ 766 triệu đồng, trong đó phấn đấu thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn ước thực hiện 56 tỷ 500 triệu đồng; Tổng chi ngân sách Nhà nước ước khoảng 155 tỷ 766 triệu đồng. Về xã hội, tỷ suất giảm sinh 0,7%; 16/16 xã hoàn thành phổ cập giáo dục THCS; Tỷ lệ học sinh 6 tuổi vào lớp 1 đạt từ 98% trở lên; Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 4 - 4,5 tiêu chí cũ và 18 – 19% theo tiêu chí mới; Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm còn 17,5 – 18%; Tỷ lệ hộ sử dụng điện lưới quốc gia 90%; Tiếp tục triển khai kế hoạch xây dựng Trường chuẩn quốc gia và chương trình chuẩn Y tế xã theo kế hoạch đã được BCH Đảng bộ thông qua. Tiếp tục nâng cao đời sống nhân dân, góp phần xây dựng quê hương Lộc Ninh ngày càng giàu về kinh tế, vững về chính trị, mạnh về quốc phòng an ninh.

Tác giả: Ngô Hiền - Võ Lượng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Theo bạn thông tin nội dung của website thế nào

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập44
  • Hôm nay5,031
  • Tháng hiện tại168,282
  • Tổng lượt truy cập16,098,208
Nông thôn mới
Thủ tục hành chính
Văn bản mới ban hành
Người Việt dùng hàng Việt
Tìm hài cốt liệt sĩ
Thông tin người phát ngôn
bank
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây