HIEN KE
sn bac

ĐIỂM SÁNG TRONG VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO DẠY HỌC

Thứ năm - 06/05/2010 15:30 3.654 0

ĐIỂM SÁNG TRONG VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO DẠY HỌC

Trường THPT Lộc Ninh nằm trên địa bàn kinh tế còn nhiều khó khăn của tỉnh, tuy nhiên những năm học gần đây chất lượng dạy và học của nhà trường đã được nâng cao rõ rệt. Tỷ lệ học sinh đậu tốt nghiệp và đại học cao đẳng luôn đạt mặt bằng chung của tỉnh. Để đạt được kết quả đáng khích lệ này, trong những năm học vừa qua, Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm sát sao đến việc khuyến khích giáo viên tích cực đổi mới phương pháp dạy học, nêu cao tinh thần tự học và sáng tạo, trong đó ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào dạy học là một điểm nhấn nổi bật.
Nhận thức rõ tầm quan trọng cũng như hiệu quả to lớn mà công nghệ thông tin đem lại cho chất lượng dạy học, mặc dù còn rất nhiều khó khăn song BGH nhà trường quyết tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị để giáo viên nhà trường thuận lợi trong việc soạn bài cũng như trình giảng. Động viên và tạo điều kiện cho giáo viên trang bị máy tính xách tay và các thiết bị phụ kiện dạy học. Đến nay, nhà trường đã trang bị được 4 máy tính xách tay, 3 máy chiếu Projector, 3 màn chiếu lưu động, đáp ứng đủ nhu cầu giảng dạy bằng công nghệ thông tin cho các bộ môn. Ngoài ra, còn có 2 máy tính để bàn có cấu hình cao kết nối internet băng thông rộng để giáo viên có thể truy cập mạng sưu tâm tư kiệu dạy học. Các giáo viên trẻ trong nhà trường cũng được BGH tạo điều kiện về thủ tục để mua máy tính trả góp, hầu hết giáo viên đều đã có máy tính để làm việc, đặc biệt là 6 giáo viên đã có máy tính xách tay riêng. Vì thế mà tình trạng thiếu thiết bị để dạy học bằng CNTT đã không còn, các giáo viên có thể chủ động cho tiết dạy của mình. Song song với việc đầu tư trang thiết bị, giáo viên của nhà trường rất tích cực tìm tòi và tự học, đa số các giáo viên đều có thể soạn thảo và sử dụng hiệu quả bài giảng điện tử phù hwpj với bộ môn mình giảng dạy. Điều này được khẳng định qua các tiết thao giảng, ngày Hội giảng và các đợt thi giáo viên dạy giỏi do nhà trường và Sở GD và ĐT tổ chức. Các tổ chuyên môn đều có những giáo viên cốt cán trong lĩnh vực CNTT để trao đổi các kỹ năng, kinh nghiệm sưu tầm tư liệu, soạn giảng, do đó chất lượng dạy học ngày càng đồng đều. Tiên phong trong phong trào này phải kể đến thầy giáo, ThS. Võ Khắc Sanh (môn Vật lý), thầy Phạm văn Tuấn (môn Toán học), cô Phạm Thanh Xuân (môn Công nghệ), thầy Phan Ngọc Huy (môn Tiếng Anh). Theo ThS. Sanh thì do đặc thù bộ môn, các thí nghiệm mô phong cho bài dạy chỉ phát huy được hiệu quả khi ứng dụng CNTT, nếu dạy theo phương pháp truyền thống thì cả giáo viên và học sinh gặp rất nhiều trở ngại trong truyền thụ và lĩnh hội kiến thức. Còn theo cô Xuân thì nếu dạy môn Công nghệ 11 theo kiểu dạy “chay” thì học sinh sẽ không thể nắm được bài, do kiến thức bộ môn quá khó và trừu tượng. Và theo thầy Huy, giờ học Tiếng Anh trở nên sống động, cuốn hút và hiệu quả hơn nếu được ứng dụng CNTT. Tuy nhiên, theo thầy Trịnh Lương Quang – Hiệu trưởng nhà trường thì việc ứng dụng CNTT vào dạy học cũng gặp một số khó khăn như: - Để đạt được bài giảng ưng ý thì công sức đầu tư rất nhiều, có những bài giảng phải cần 1 tuần mới hoàn thành. Vì vậy mà phải thật say nghề thì việc ứng dụng CNTT mới có hiệu quả. - Các giáo viên lớn tuổi thường rất ngại tham gia phong trào này vì trình độ tin học có hạn. - Ban đầu học sinh khá bỡ ngỡ và bị phân tán bởi các phương pháp mới nên hiệu quả bài học chưa cao. Nhận thức được vấn đề này, BGH luôn quán triệt tinh thần dạy và học thực chất, kiên quyết không để kiểu dạy hình thức và ứng dụng CNTT cho có lệ. BGH luôn tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các khóa tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học, minh chứng cụ thể là vào tháng 7 tới, cô Phạm Thanh Xuân sẽ được cử đi dự hội thảo đổi mới phương pháp dạy học toàn quốc tại Đà Nẵng. Còn đa số học sinh khi được hỏi về hiệu quả của việc ứng dụng CNTT trong dạy học đều hồ hởi cho biết là rất thích thú và nhớ bài rất sâu, nhất là các môn “khoai” như Công nghệ hoặc Lịch sử. Các em cũng cho biết thêm, một số thầy cô còn hướng dẫn các em tự sưu tập tư liệu học tập trên mạng, làm một số thí nghiệm ảo nên phát huy được tính tích cực của học sinh, kỹ năng làm việc theo nhóm, rất thú vị. Bằng những việc làm thiết thực, sự quan tâm của BGH và tinh thần yêu nghề của giáo viên, tin rằng thời gian tới Trường THPT Lộc Ninh sẽ trở thành một điểm sáng trong phong trào dạy tốt và học tốt của tỉnh nhà.

Tác giả: Lê Thế Biên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Theo bạn thông tin nội dung của website thế nào

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập32
  • Hôm nay2,395
  • Tháng hiện tại146,520
  • Tổng lượt truy cập15,878,301
Nông thôn mới
Thủ tục hành chính
Văn bản mới ban hành
Người Việt dùng hàng Việt
Tìm hài cốt liệt sĩ
Thông tin người phát ngôn
bank
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây