HIEN KE
sn bac

Đề cương sinh hoạt “Ngày pháp luật” tháng 7/2020 Chủ đề: Giới thiệu Luật Bảo vệ Bí mật Nhà nước

Thứ bảy - 11/07/2020 05:47 2.035 0
Ngày 15/11/2018, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2020
   I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT
   Luật Bảo vệ Bí mật Nhà nước (BMNN) được ban hành thay thế cho Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2000, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/4/2001. Pháp lệnh Bảo vệ BMNN đã đạt nhiều kết quả quan trọng, ý thức trách nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước của các cấp, các ngành, của cán bộ, nhân dân được nâng cao; các cơ quan, tổ chức ở trung ương và địa phương đã xây dựng danh mục bí mật nhà nước, quy chế bảo vệ bí mật nhà nước và tăng cường công tác bảo vệ bí mật nhà nước; các cơ quan chức năng đã được kiện toàn về tổ chức, làm tốt công tác hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, xử lí vi phạm; phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn nhiều âm mưu, hoạt động thu thập bí mật nhà nước của các thế lực thù địch.

   Những kết quả đạt được nêu trên đã góp phần giữ vững ổn định chính trị, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước. Tuy nhiên, qua thực tiễn thực hiện công tác bảo vệ bí mật nhà nước những năm qua và yêu cầu của tình hình, nhiệm vụ mới cho thấy nhiều quy định của Pháp lệnh không còn phù hợp, cần phải sửa đổi, bổ sung. Theo đó, để đáp ứng được yêu cầu bảo đảm an ninh, trật tự trong tình hình hiện nay  việc ban hành Luật Bảo vệ bí mật nhà nước là rất cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới:

   II. BỐ CỤC CỦA LUẬT
1. Bố cục: Luật Bảo vệ bí mật nhà nước gồm 5 chương, 28 điều.
- Chương I. Những quy định chung
- Chương II. Phạm vi, phân loại, ban hành danh mục bí mật nhà nước
- Chương III. Hoạt động bảo vệ bí mật nhà nước
- Chương  IV. Trách nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước
- Chương V. Điều khoản thi hành và điều khoản chuyển tiếp.

   III. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT

   1. Phạm vi điều chỉnh (Điều 1)
Luật Bảo vệ bí mật nhà nước quy định về bí mật nhà nước, hoạt động bảo vệ bí mật nhà nước và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

   2. Khái niệm bí mật nhà nước, bảo vệ bí mật nhà nước (Điều 2)
Bí mật nhà nước là thông tin có nội dung quan trọng, do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác định căn cứ vào quy định của Luật này, chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia dân tộc.

   3. Nguyên tắc bảo vệ bí mật nhà nước (Điều 3)
-  Một là, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lí thống nhất của Nhà nước; phục vụ nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế của đất nước; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

- Hai là, bảo vệ bí mật nhà nước là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Ba là, việc quản lí, sử dụng bí mật nhà nước bảo đảm đúng mục đích, thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
- Bốn là, chủ động phòng ngừa; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lí nghiêm hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
- Năm là, bí mật nhà nước được bảo vệ theo thời hạn quy định của Luật này, bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân theo quy định của pháp luật.

4. Các hành vi bị nghiêm cấm (Điều 5)
- Làm lộ, chiếm đoạt, mua, bán bí mật nhà nước; làm sai lệch, hư hỏng, mất tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.
- Thu thập, trao đổi, cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước trái pháp luật; sao, chụp, lưu giữ, vận chuyển, giao, nhận, thu hồi, tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trái pháp luật.
- Mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ trái pháp luật.
- Lợi dụng, lạm dụng việc bảo vệ bí mật nhà nước, sử dụng bí mật nhà nước để thực hiện, che giấu hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp hoặc cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Soạn thảo, lưu giữ tài liệu có chứa nội dung bí mật nhà nước trên máy tính hoặc thiết bị khác đã kết nối hoặc đang kết nối với mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, trừ trường hợp lưu giữ bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về cơ yếu.
- Truyền đưa bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin, viễn thông trái với quy định của pháp luật về cơ yếu.
- Chuyển mục đích sử dụng máy tính, thiết bị khác đã dùng để soạn thảo, lưu giữ, trao đổi bí mật nhà nước khi chưa loại bỏ bí mật nhà nước.
- Sử dụng thiết bị có tính năng thu, phát tín hiệu, ghi âm, ghi hình trong hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước dưới mọi hình thức khi chưa được người có thẩm quyền cho phép.
- Đăng tải, phát tán bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin đại chúng, mạng Internet, mạng máy tính và mạng viễn thông.

5. Phạm vi bí mật nhà nước (Điều 7)
Được giới hạn trong 15 lĩnh vực sau:
- Thông tin về chính trị, gồm: Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đối nội, đối ngoại; Hoạt động của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và lãnh đạo Đảng, Nhà nước; Chiến lược, đề án về dân tộc, tôn giáo và công tác dân tộc, tôn giáo liên quan đến bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; Thông tin có tác động tiêu cực đến tình hình chính trị, kinh tế - xã hội.
- Thông tin về quốc phòng, an ninh, cơ yếu, gồm: Chiến lược, kế hoạch, phương án, hoạt động bảo vệ Tổ quốc, phòng thủ đất nước, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; chương trình, dự án, đề án đặc biệt quan trọng; Tổ chức và hoạt động của lực lượng vũ trang nhân dân, lực lượng cơ yếu;Công trình, mục tiêu về quốc phòng, an ninh, cơ yếu; các loại vũ khí, khí tài, phương tiện quyết định khả năng phòng thủ đất nước, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; sản phẩm mật mã của cơ yếu.
-  Thông tin về lập hiến, lập pháp, tư pháp, gồm: Hoạt động lập hiến, lập pháp, giám sát, quyết định vấn đề quan trọng của đất nước; Thông tin về khởi tố; công tác điều tra, thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, xét xử, thi hành án hình sự.
- Thông tin về đối ngoại, gồm: Chiến lược, kế hoạch, đề án phát triển quan hệ với nước ngoài, tổ chức quốc tế hoặc chủ thể khác của pháp luật quốc tế; tình hình, phương án, kế hoạch, hoạt động đối ngoại của cơ quan Đảng, Nhà nước;  Thông tin, thỏa thuận được trao đổi, ký kết giữa Việt Nam với nước ngoài, tổ chức quốc tế hoặc chủ thể khác của pháp luật quốc tế; Thông tin bí mật do nước ngoài, tổ chức quốc tế hoặc chủ thể khác của pháp luật quốc tế chuyển giao theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và thỏa thuận quốc tế có liên quan.
- Thông tin về kinh tế, gồm: Chiến lược, kế hoạch đầu tư và dự trữ quốc gia bảo đảm quốc phòng, an ninh; đấu thầu phục vụ bảo vệ an ninh quốc gia; Thông tin về tài chính, ngân sách, ngân hàng; phương án, kế hoạch thu, đổi, phát hành tiền; thiết kế mẫu, chế tạo bản in, khuôn đúc, công nghệ in, đúc tiền và giấy tờ có giá; số lượng, nơi lưu giữ kim loại quý hiếm, đá quý và vật quý hiếm khác của Nhà nước; Thông tin về công nghiệp, thương mại, nông nghiệp và phát triển nông thôn;
- Thông tin về tài nguyên và môi trường bao gồm tài nguyên nước, môi trường, địa chất, khoáng sản, khí tượng thủy văn, đất đai, biển, hải đảo, đo đạc và bản đồ.
- Thông tin về khoa học và công nghệ.
- Thông tin về giáo dục và đào tạo.
- Thông tin về văn hóa, thể thao.
- Lĩnh vực thông tin và truyền thông.
- Thông tin về y tế, dân số.
- Thông tin về lao động, xã hội.
- Thông tin về tổ chức, cán bộ, gồm: Chiến lược, kế hoạch, đề án về công tác tổ chức, cán bộ của cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội; Quy trình chuẩn bị và triển khai, thực hiện công tác tổ chức, cán bộ; (c) Thông tin về công tác bảo vệ chính trị nội bộ; Đề thi, đáp án thi tuyển chọn lãnh đạo, quản lí và tuyển dụng, nâng ngạch công chức, viên chức.
- Thông tin về thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lí vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
- Thông tin về kiểm toán nhà nước gồm: Chiến lược, kế hoạch, đề án về kiểm toán nhà nước; Thông tin kiểm toán về tài chính công, tài sản công.

12. Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước, gia hạn thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước (Điều 19, Điều 20)
So với Pháp lệnh và các văn bản trước Pháp lệnh thì Luật Bảo vệ bí mật nhà nước bổ sung quy định thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước, gia hạn thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước.
- Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước là khoảng thời gian được tính từ ngày xác định độ mật của bí mật nhà nước đến hết thời hạn sau đây: (1) 30 năm đối với bí mật nhà nước độ Tuyệt mật; (2) 20 năm đối với bí mật nhà nước độ Tối mật; (3) 10 năm đối với bí mật nhà nước độ Mật. Quy định về thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước là quy định tiến bộ của Luật, nhằm đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của công dân. Luật Bảo vệ bí mật nhà nước quy định thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước về hoạt động có thể ngắn hơn thời hạn nêu trên và phải xác định cụ thể tại tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước khi xác định độ mật. Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước về địa điểm kết thúc khi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền không sử dụng địa điểm đó để chứa bí mật nhà nước.
- Về gia hạn thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước, Luật Bảo vệ bí mật nhà nước quy định khi hết thời hạn bảo vệ nếu xét thấy việc giải mật gây nguy hại đến lợi ích, quốc gia dân tộc thì chậm nhất 60 ngày trước ngày hết thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước, người đứng đầu cơ quan, tổ chức xác định bí mật nhà nước quyết định gia hạn thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước, mỗi lần gia hạn không quá thời hạn bảo vệ như nêu ở trên. Bí mật nhà nước sau khi gia hạn phải được đóng dấu, có văn bản hoặc hình thức khác xác định việc gia hạn.Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày gia hạn, cơ quan, tổ chức đã gia hạn phải thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan khi nhận được thông báo về việc gia hạn có trách nhiệm đóng dấu, có văn bản hoặc hình thức khác xác định việc gia hạn đối với bí mật nhà nước thuộc phạm vi quản lí.

14. Trách nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước (Chương IV)
Để nâng cao trách nhiệm và hiệu quả trong bảo vệ bí mật nhà nước, Luật Bảo vệ bí mật nhà nước dành một chương (Chương IV) quy định trách nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước của cơ quan, tổ chức (Chính phủ, Bộ Công an, Văn phòng Trung ương Đảng và ban đảng, đảng đoàn, ban cán sự đảng và đảng ủy trực thuộc trung ương; cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội; Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chủ tịch nước; Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Tòa án nhân dân tối cao; Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Kiểm toán nhà nước; tỉnh ủy, thành ủy, Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Bộ Quốc phòng, Ban Cơ yếu Chính phủ, các cơ quan, tổ chức, địa phương) trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước. Ngoài ra, tại Điều 25 và Điều 26 của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước quy định cụ thể về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lí bí mật nhà nước và trách nhiệm của người tiếp cận, người trực tiếp quản lí bí mật nhà nước.

   15. Điều khoản chuyển tiếp (Điều 28)
   Bí mật nhà nước đã được xác định trước ngày 01 tháng 01 năm 2019 được xác định thời hạn bảo vệ theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước. Cơ quan, tổ chức đã xác định bí mật nhà nước có trách nhiệm xác định thời hạn bảo vệ đối với bí mật nhà nước đó bảo đảm kết thúc trước ngày 01 tháng 7 năm 2021.

   Trường hợp thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước kết thúc trước thời điểm Luật Bảo vệ bí mật nhà nước có hiệu lực thi hành thì phải tiến hành gia hạn thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước theo quy định tại Điều 20 của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước tính từ thời điểm gia hạn; nếu không được gia hạn thì phải giải mật theo quy định của Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước số 30/2000/PL-UBTVQH10.

   Trường hợp thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước kết thúc sau thời điểm Luật Bảo vệ bí mật nhà nước có hiệu lực thi hành thì bí mật nhà nước thuộc danh mục bí mật nhà nước được ban hành theo quy định của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước tiếp tục được bảo vệ đến hết thời hạn đã được xác định hoặc gia hạn; nếu không còn thuộc danh mục bí mật nhà nước thì phải giải mật theo quy định của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước./.
 (Phòng Tư pháp huyện Lộc Ninh sưu tầm và biên soạn từ Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp)

Tổng số điểm của bài viết là: 7 trong 7 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 7 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Theo bạn thông tin nội dung của website thế nào

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập80
  • Hôm nay3,189
  • Tháng hiện tại127,268
  • Tổng lượt truy cập15,859,049
Nông thôn mới
Thủ tục hành chính
Văn bản mới ban hành
Người Việt dùng hàng Việt
Tìm hài cốt liệt sĩ
Thông tin người phát ngôn
bank
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây