HIEN KE
sn bac

Câu chuyện Về tấm gương gương mẫu tôn trọng luật lệ của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Thứ hai - 19/05/2014 08:01 36.379 0

Câu chuyện Về tấm gương gương mẫu tôn trọng luật lệ của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Câu chuyện Về tấm gương gương mẫu tôn trọng luật lệ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trích trong bài viết của Luật gia Khương Kim Tuấn, đăng trên Trang thông tin điện tử huyện Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh
Ngay từ thuở còn ấu thơ tôi đã được nghe những lời ru ngọt ngào: “Tháp Mười đẹp nhất bông sen, Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ” Vâng! Chủ tịch Hồ Chí Minh - một con người sinh ra từ chân lí - Người Việt Nam đẹp nhất. Người đã đi xa “Phòng lặng rèm buông tắt ánh đèn” nhưng cuộc đời, sự nghiệp và tấm gương đạo đức của Người đã trở thành bất tử. Người là kết tinh và toả sáng những gì ưu tú nhất, tốt đẹp nhất của trí tuệ và đạo đức Việt Nam. Phẩm chất và đạo đức của Người mãi mãi là tấm gương sáng ngời cho dân tộc Việt Nam noi theo. Trong suốt cuộc đời của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vấn đề đạo đức và việc tu dưỡng đạo đức của người cách mạng. Tư tưởng đạo đức của Người bắt nguồn từ truyền thống đạo đức của dân tộc đã được hình thành trong suốt chiều dài của lịch sử, kế thừa những tinh hoa đạo đức của nhân loại để lại. Đạo đức cách mạng do Hồ Chí Minh đề xướng và cùng Đảng ta dày công xây dựng, bồi đắp đó chính là “Trung, Hiếu, Nhân, Nghĩa, Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư”. Người coi đạo đức là nền tảng của người cách mạng cũng như gốc của cây, ngọn nguồn của sông núi. Bởi lẽ con đường giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước không phải là một đại lộ thẳng tắp, nó đầy chông gai và gian khổ, đòi hỏi sự phấn đấu không ngừng của mọi người, mọi thế hệ. Việc chăm lo cái gốc, cái nguồn, cái nền tảng là công việc làm thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân, và toàn xã hội. Ngạn ngữ có câu. “Mọi việc bắt đầu từ lời nói”. Đại thi hào Gớt lại viết: “Khởi thủy là hành động”. Ở Chủ tịch Hồ Chí Minh lời nói luôn đi đôi với hành động, điều đó đã trở thành một nguyên tắc sống. Người không chỉ là nhà giáo dục đạo đức mà còn là biểu tượng cao đẹp của đạo đức. Gần nửa cuộc đời bôn ba tìm đường cứu nước, chịu bao đắng cay gian khổ, Người vẫn một lòng tận trung với nước, tận hiếu với dân, sống giản dị, thanh bạch, gần gũi yêu thương con người. Cuộc đời của Người, tấm lòng của Người với quê hương đất nước là câu chuyện sinh động nhất về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Trong vô vàn những mẫu chuyện về Người, tôi thực sự tâm đắc và thấm thía trước bài học đạo đức lớn về tấm lòng trung hiếu, nhân nghĩa của Người qua câu chuyện: “Tấm gương gương mẫu tôn trọng luật lệ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Câu chuyện được kể theo lời kể của các đồng chí cảnh vệ của Bác gồm Phan Văn Xoàn – Hoàng Hữu Kháng - Hồng Nam in trong cuốn: “Những mẫu chuyện đạo đức của Bác Hồ". Hàng ngày, Bác thường căn dặn anh em cảnh vệ chúng tôi (Phan Văn Xoàn - Hoàng Hữu Kháng - Hồng Nam) phải luôn có ý thức tổ chức, kỷ luật, triệt để tôn trọng nội quy chung. Bác bảo: “Khi bàn bạc công việc gì, đã quyết định thì phải triệt để thi hành. Nếu đã tự đặt ra cho mình những việc phải làm thì cương quyết thực hiện cho bằng được”. Một hôm, chúng tôi theo Bác đến thăm một ngôi chùa lịch sử. Hôm ấy là ngày lễ, các vị sư, khách nước ngoài và nhân dân đi lễ, tham quan chùa rất đông. Bác vừa vào chùa, vị sư cả liền ra đón Bác và khẩn khoản xin Người đừng cởi dép, nhưng Bác không đồng ý. Đến thềm chùa, Bác dừng lại để dép ở ngoài như mọi người, xong mới bước vào và giữ đúng mọi nghi thức như người dân đến lễ. Trên đường từ chùa về nhà, xe đang bon bon bỗng đèn đỏ ở một ngã tư bật lên. Đường phố đang lúc đông người. Xe của Bác như các xe khác đều dừng lại cả. Chúng tôi lo lắng nhìn nhau. Nếu nhân dân trông thấy Bác, họ sẽ ùa ra ngã tư này thì chúng tôi không biết làm thế nào được. Nghĩ vậy, chúng tôi bàn cử một đồng chí cảnh vệ chạy đến bục yêu cầu công an giao thông bật đèn xanh mở đường cho xe Bác. Nhưng Bác đã hiểu ý. Người ngăn lại rồi bảo chúng tôi: - Các chú không được làm như thế. Phải gương mẫu tôn trọng luật lệ giao thông, không nên bắt người khác nhường quyền ưu tiên cho mình. Chúng tôi vừa ân hận, vừa xúc động, hồi hộp chờ người công an giao thông bật đèn xanh để xe qua. (Lược trích theo tác phẩm những mẫu chuyện về tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí minh – Sưu tầm). Một câu chuyện nhỏ nhưng lại là một bài học đạo đức lớn. Tiếp thu tư tưởng dân là quý, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Trong bầu trời không gì qúy bằng nhân dân”. Có thể nói đó chính là tư tưởng dân chủ của Người, nó đã trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh. Dân chủ không chỉ là một phạm trù chính trị mà còn là một phạm trù đạo đức bởi nó gắn với lý tưởng nhân văn, tôn trọng con người, tất cả vì con người và do con người. Cả cuộc đời của Bác là một tấm gương mẫu mực về việc tôn trọng pháp luật. Từ công việc quốc gia đại sự đến những việc làm trong cuộc sống hàng ngày, Hồ Chí Minh luôn coi trọng việc tôn trọng luật lệ, tuân thủ nguyên tắc sống và làm việc theo pháp luật. Là Chủ tịch nước, là lãnh tụ cao nhất của Đảng ở cương vị đầy quyền lực nhưng Người không bao giờ nghĩ đến việc dùng quyền lực. Người luôn coi mình là nô bộc của dân và luôn tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, đặc biệt là quyền dân chủ chính trị được thể hiện rõ trong tổng tuyển cử. Không đặt mình ở cương vị là Chủ tịch Nước mà hơn tất cả với tư cách là một công dân có quyền bầu cử, ứng cử. Người nói: “Tôi là công dân của một Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà nên tôi không thể vượt khỏi thể lệ của tổng tuyển cử đã định. Tôi đã ra ứng cử ở Hà Nội nên cũng không thể ra ứng cử ở nơi nào nữa” và Người yêu cầu nhân dân hãy thực hiện quyền công dân của mình để đảm bảo tự do dân chủ thực sự. Trong tư tưởng dân chủ của mình, Bác cho rằng dân chủ phải gắn với quyền hạn. Quyền hạn đi đôi với nghĩa vụ cũng có nghĩa là dân chủ phải nằm trong khuôn khổ của pháp luật. Sống trong một xã hội dân chủ ai cũng phải tuân theo những quy tắc chung. Xã hội dân chủ là một đất nước có trật tự kỷ cương đảm bảo cho mọi người cùng có quyền tự do dân chủ như nhau. Đứng đầu Nhà nước, Người rất nghiêm khắc đòi hỏi mọi tổ chức Đảng cùng tuân thủ pháp luật, không ai được đứng trên hay ngoài pháp luật. Đó chính là tư tưởng “phụng công thủ pháp”. Sự thi hành pháp luật còn quan trọng hơn là tạo ra nó, chính vì thế là một lãnh tụ được dân qúy, dân yêu nhưng không bao giờ Người cho phép mình đứng trên nhân dân, không bao giờ Người đòi hỏi cho mình bất cứ một ngoại lệ nào có tính chất đặc quyền đặc lợi. Bước chân vào ngôi chùa cổ, Người đã tuân theo đúng quy định với khách thập phương: cởi dép vào lễ chùa. Đó là một cử chỉ giản dị mà vô cùng cao đẹp thể hiện cái tâm trong sáng thành kính của Người trước sự linh thiêng chốn chùa chiền. Đứng trước một ngã tư đèn đỏ, Người đã nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ giao thông như bao người dân khác. Chỉ vậy thôi cũng đủ cho ta thấy cái lớn lao vĩ đại của một con người luôn tôn trọng kỷ cương phép nước không nhận bất cứ một ngoại lệ, một đặc quyền nào cho riêng mình. Không chỉ vậy, Người còn luôn tôn trọng và đề cao quyền tự do dân chủ của con người. Trong Tuyên ngôn độc lập năm 1945, Người đã nhắc lại lời tuyên bố trong Tuyên ngôn Nhân quyền - Dân quyền 1791 của Pháp: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn luôn được tự do bình đẳng về quyền lợi” và Người khẳng định : “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”. Lẽ phải đó đã được Người thực hiện bằng chính cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của mình. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh không theo một tôn giáo nào, nhưng không vì thế mà Người không coi trọng vấn đề tôn giáo. Người chủ trương thực hiện dân chủ nhân quyền và tự do tôn giáo. Dù theo đạo Phật hay đạo Công giáo hay bất cứ một tôn giáo nào đều giáo dục con người ta hướng tới cái thiện, cái đẹp. Chính vì thế khi bước chân vào ngôi chùa cổ, Người thực sự như một phật tử thành tâm hướng thiện. Trước con mắt của du khách nước ngoài, của các vị tăng ni phật tử và bà con, một vị Chủ tịch nước gần gũi hoà mình với nhân dân, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng đã khiến họ vô cùng cảm phục. Đất nước ta đã hội nhập và đang trên đà phát triển. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, chúng ta không thể phủ nhận những tồn tại yếu kém cũng như những khó khăn thử thách ở phía trước. Vẫn còn đó một số ít cán bộ chưa thực sự gương mẫu, tham ô, tham nhũng tài sản của nhà nước, quan liêu hách dịch, cậy thế, ỷ quyền, nhũng nhiễu nhân dân, coi thường pháp luật. Mặt khác, các thế lực thù địch trong và ngoài nước với những âm mưu “diễn biến hoà bình” nhằm hạ thấp uy tín và vai trò lãnh đạo của Đảng ta đối với sự nghiệp cách mạng, luôn đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta thực hiện vấn đề dân chủ, nhân quyền và tự do tôn giáo. Đứng trước các con số khổng lồ về số vụ tai nạn giao thông ở nước ta hiện nay, tôi thiết nghĩ câu chuyện trên sẽ là bài học đạo đức lớn cho chúng ta noi theo. Vào những năm đầu khi đất nước ta mới giành được độc lập, tuy là một nhà nước còn non trẻ nhưng Bác đã rất chú trọng đến các vấn đề thiết thực trong đời sống như dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo và an toàn giao thông.Việc Bác gương mẫu thực hiện đúng những quy định về bầu cử, về luật lệ giao thông đã thể hiện được cái tâm và cái tầm của một người lãnh đạo hết lòng lo cho dân, cho nước. Những mẩu chuyện không xa vời, huyễn hoặc mà rất gần gũi, thiết thực đã trở thành một di sản tinh thần quý báu của dân tộc. Đó chính là nhân cách Hồ Chí Minh mà ngày nay đã trở thành nhân cách dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam trong thời đại mới. Vượt qua lửa đạn của chiến tranh, vượt qua quy luật khắc nghiệt của thời gian, những bài học đạo đức của Người đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Mọi thế hệ người Việt Nam đã và đang nguyện suốt đời học tập rèn luyện theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Từ những bài học đạo đức của Người, đặc biệt qua câu chuyện tôi vừa kể trên đây, tôi thực sự xúc động và kính phục trước cuộc đời của một vị lãnh tụ vĩ đại, một tấm gương mẫu mực của mọi thời đại. Tôi luôn thầm hứa và nhắc nhở mình phải sống xứng đáng với nghề nghiệp chân chính của mình: Người luật sư của nhân dân. Có thể nói cuộc đời và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử và đời sống tâm hồn dân tộc Việt Nam. Đó chính là chất của người cộng sản toả ánh hào quang soi đường chỉ lối cho mọi thế hệ người Việt, cho bạn, cho tôi và cho tất cả chúng ta. Qua những câu chuyện kể về Người có thể mỗi người trong chúng ta sẽ có những cảm nhận khác nhau, nhưng bao trùm lên tất cả là tình cảm trân trọng và biết ơn./. (Phòng Tư pháp Lộc Ninh sưu tầm, biên soạn)

Tổng số điểm của bài viết là: 22 trong 10 đánh giá

Xếp hạng: 2.2 - 10 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Theo bạn thông tin nội dung của website thế nào

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập17
  • Hôm nay20,010
  • Tháng hiện tại252,450
  • Tổng lượt truy cập14,232,626
Nông thôn mới
Thủ tục hành chính
Văn bản mới ban hành
Người Việt dùng hàng Việt
Tìm hài cốt liệt sĩ
Thông tin người phát ngôn
bank
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây