HIEN KE
sn bac

Huyện Lộc Ninh tổ chức Tọa đàm ý nghĩa Chiến dịch Nguyễn Huệ giải phóng huyện Lộc Ninh (7/4/1972)

Thứ ba - 25/04/2017 15:50 1.150 0

Huyện Lộc Ninh tổ chức Tọa đàm ý nghĩa Chiến dịch Nguyễn Huệ giải phóng huyện Lộc Ninh (7/4/1972)

Trong không khí hào hùng của những ngày tháng Tư lịch sử, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân huyện Lộc Ninh đang ra sức thi đua lập nhiều thành tích chào mừng kỷ niệm 45 năm Ngày Giải phóng (7/4/1972-7/4/2017);
Hướng tới kỷ niệm 42 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2017); thực hiện Kế hoạch số 56-KH/BTC của Ban Tổ chức Lễ 7/4 huyện, sáng ngày 06/4/2017 vừa qua, tại Hội trường Huyện ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy Lộc Ninh đã long trọng tổ chức Tọa đàm “Ý nghĩa Chiến dịch Nguyễn Huệ giải phóng huyện Lộc Ninh 07/4/1972”. Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy - Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Huỳnh Thị Hằng; đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh; nguyên lãnh đạo huyện Lộc Ninh qua các thời kỳ; các ủy viên Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khóa X; các tướng lĩnh Quân đội, cựu chiến binh từng trực tiếp tham gia trong Chiến dịch Nguyễn Huệ, các nhà nghiên cứu, nhà khoa học; các cơ quan thông tấn báo chí đã đến tham gia chương trình Tọa đàm dưới sự chủ trì của ông Nguyễn Tiến Cường – Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện, Trưởng Ban Tổ chức Lễ 7/4 huyện. Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã được nghe Trung tướng Đặng Quân Thụy, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nguyên là lãnh đạo cơ quan tác chiến của Bộ Chỉ huy Miền phát biểu về ý nghĩa thắng lợi của Chiến dịch Nguyễn Huệ năm 1972 đối với huyện Lộc Ninh, chiến trường miền Đông Nam bộ và chiến trường miền Nam; Thiếu tướng Vũ Văn Thược - nguyên Tư lệnh Quân đoàn 4, Tham mưu trưởng Sư đoàn 5, người trực tiếp chỉ huy Chiến dịch Nguyễn Huệ phát biểu về những thuận lợi, khó khăn khi giải phóng Lộc Ninh, diễn biến chính trong quá trình đánh chiếm Chi khu Quân sự Lộc Ninh các ngày 5,6,7/3/1972; Trung tướng Nguyễn Đức Xê - nguyên Giám đốc Học viện Lục quân, Bộ Quốc phòng, Trưởng Ban Liên lạc Cựu chiến binh Sư đoàn 9 phát biểu về thực tế bản thân và đơn vị trong những ngày tháng chiến đấu trong Chiến dịch Nguyễn Huệ; Phó Giáo sư – Tiến sĩ Hà Minh Hồng - Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học – Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh làm sáng tỏ thêm từ góc nhìn của khoa học lịch sử về vai trò chiến lược của Lộc Ninh - căn cứ địa cách mạng, thủ phủ của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam giai đoạn kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Các đại biểu còn được nghe Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Lộc Ninh Hoàng Nhật Tân trình bày một số định hướng về những giải pháp phát triển địa phương đến năm 2020. Qua buổi Tọa đàm, các đại biểu như đã được sống lại những ngày tháng hào hùng, oanh liệt của một giai đoạn lịch sử, một bước ngoặt lớn chiến lược cho cách mạng miền Nam phát triển lớn mạnh, một bước căn bản để tiến tới giải phóng miền Nam; được hiểu rõ thêm rất nhiều vấn đề như: vì sao Trung ương Đảng chọn Lộc Ninh để mở chiến dịch; diễn biến và ý nghĩa lịch sử của Chiến dịch Nguyễn Huệ; chiến thắng của Chiến dịch với địch là bất ngờ, còn với ta thì sao, có bất ngờ không? Qua phần trình bày, thảo luận của các tướng lĩnh, nhà khoa học đã khẳng định và thống nhất đánh giá: Chiến thắng của Chiến dịch Nguyễn Huệ với địch là bất ngờ, nhưng với cách mạng, với Quân đội ta là ngược lại, chúng ta luôn ở thế chủ động, quyết đánh và quyết thắng. Chiến dịch đã góp phần phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam lên tầm cao mới, đó là sự kết hợp tài tình giữa tác chiến hiệp đồng binh chủng của bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương cùng các lực lượng tại chỗ, bằng việc vận dụng cách đánh chiến thuật “Đánh điểm diệt viện”, kết hợp giữa tiến công kiên quyết với địch vận khôn khéo để tiêu diệt và làm tan rã hàng ngũ địch; bằng việc nhanh chóng tổ chức chính quyền cách mạng ngay sau ngày chiến thắng để bảo vệ và giữ vững thành quả cách mạng đã đạt được. Trung tướng Đặng Quân Thụy, Thiếu tướng Vũ Văn Thược cùng các tướng lĩnh, các đại biểu tham gia tọa đàm đều quan tâm, thống nhất đề nghị các cấp, các ngành, đặc biệt là huyện Lộc Ninh cần quan tâm hơn nữa đến công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử, nhất là cho thế hệ trẻ. Các tướng lĩnh cũng đề nghị tỉnh, huyện nghiên cứu, xây dựng tượng đài chiến thắng tại Lộc Ninh để lưu dấu, giáo dục, nhắc nhở các thế hệ về ý nghĩa to lớn của chiến thắng Chiến dịch Nguyễn Huệ./.

Tác giả bài viết: Họa My - VP. HĐND-UBND

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Theo bạn thông tin nội dung của website thế nào

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập7
  • Hôm nay650
  • Tháng hiện tại76,565
  • Tổng lượt truy cập15,098,706
Nông thôn mới
Thủ tục hành chính
Văn bản mới ban hành
Người Việt dùng hàng Việt
Tìm hài cốt liệt sĩ
Thông tin người phát ngôn
bank
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây