Đề Cương tuyên truyền Ngày pháp luật tháng 9/2015 - Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014
Thứ hai - 28/09/2015 07:575.1040
Ngày 20/11/2014, tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII đã thông qua Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 (sau đây gọi là Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014). Luật đã được Chủ tịch nước ký Lệnh công bố số 16/2014/L-CTN ngày 04/12/2014 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016.
I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT
Bảo hiểm xã hội là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta, luôn được ghi nhận trong các văn kiện của Đảng và Hiến pháp qua các thời kỳ. Để tổ chức thực hiện chính sách này, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt với sự ra đời của Luật Bảo hiểm xã hội (được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/6/2006) đánh dấu một bước quan trọng trong việc tạo cơ sở pháp lý để nâng cao hiệu quả thực thi chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, pháp điển hóa các quy định hiện hành và bổ sung các chính sách bảo hiểm xã hội phù hợp với quá trình chuyển đổi của nền kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo người lao động, bảo đảm an sinh xã hội và hội nhập quốc tế.
Sau 7 năm thực hiện, Luật Bảo hiểm xã hội và các văn bản hướng dẫn thi hành đã đi vào cuộc sống, phát huy tích cực trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động, góp phần thực hiện mục tiêu chính sách an sinh xã hội của nhà nước.
II. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG LUẬT
Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 được xây dựng trên cơ sở quán triệt đầy đủ các quan điểm chỉ đạo sau đây:
Tiếp tục thể chế hoá đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước trong: Hiến pháp năm 2013; Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01/6/2012 Hội nghị lần thứ V Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020; Kết luận số 63-KL/TW tại Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI một số vấn đề về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và định hướng cải cách đến năm 2020; Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 và Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012 – 2020.
III. NỘI DUNG CƠ BẢN; NHỮNG SỬA ĐỔI, BỔ SUNG VÀ ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT
A. NỘI DUNG CƠ BẢN
Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 gồm có 9 chương, 125 điều.
1. Chương 1. Những quy định chung
Chương này gồm 17 điều (từ Điều 1 đến Điều 17), quy định về: Phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng; giải thích từ ngữ; các chế độ bảo hiểm xã hội; nguyên tắc bảo hiểm xã hội; chính sách của Nhà nước đối với bảo hiểm xã hội; nội dung quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội; cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội; hiện đại hoá quản lý bảo hiểm xã hội; trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về bảo hiểm xã hội; trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tài chính về bảo hiểm xã hội; trách nhiệm của ủy ban nhân dân các cấp về bảo hiểm xã hội; thanh tra bảo hiểm xã hội; quyền và trách nhiệm của tổ chức công đoàn, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận; quyền và trách nhiệm của tổ chức đại diện người sử dụng lao động; chế độ báo cáo, kiểm toán; các hành vi bị cấm.
2. Chương 2. Quyền và trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội
Chương này gồm 6 điều (từ Điều 18 đến Điều 23)
3. Chương 3. Bảo hiểm xã hội bắt buộc
Chương này gồm 48 điều (từ Điều 24 đến Điều 71)
4. Chương 4. Bảo hiểm xã hội tự nguyện
Chương này gồm 10 điều (từ Điều 72 đến Điều 81)
5. Chương V. Quỹ bảo hiểm xã hội
Chương này gồm 11 điều (từ Điều 82 đến Điều 92)
6. Chương VI. Tổ chức, quản lý bảo hiểm xã hội
Chương này gồm 03 điều (từ Điều 93 đến Điều 95)
7. Chương VII. Trình tự, thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội
Chương này gồm 22 điều (từ Điều 96 đến Điều 117)
8. Chương VIII. Khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về bảo hiểm xã hội
Chương này gồm 05 điều (từ Điều 118 đến Điều 122)
9. Chương IX. Điều khoản thi hành
Chương này gồm 03 điều (từ Điều 123 đến Điều 125)
B. NHỮNG SỬA ĐỔI, BỔ SUNG VÀ ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT
1. Về phạm vi điều chỉnh
Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 không áp dụng đối với bảo hiểm thất nghiệp do bảo hiểm thất nghiệp đã được quy định trong Luật Việc làm.
2. Về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội
- Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc: So với Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 bổ sung thêm 03 nhóm đối tượng sau:
+ Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
+ Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn;
+ Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
- Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện: Mở rộng đối tượng tham gia theo hướng không khống chế tuổi trần tham gia.
3. Về quản lý Nhà nước về bảo hiểm xã hội
4. Về thanh tra bảo hiểm xã hội
5. Về quyền và trách nhiệm của tổ chức công đoàn, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận
6. Về bổ sung thêm các quyền của người lao động
7. Về trách nhiệm của người sử dụng lao động
8. Về quyền và trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm xã hội
9. Về chế độ ốm đau
10. Về chế độ thai sản
11. Về chế độ hưu trí
12. Về chế độ tử tuất
13. Về bảo hiểm xã hội tự nguyện
14. Về quỹ bảo hiểm xã hội
15. Về tổ chức, quản lý bảo hiểm xã hội
16. Về trình tự, thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội
17. Về khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về bảo hiểm xã hội
18. Về điều khoản thi hành
- Quy định cụ thể hơn việc tính thời gian công tác trước ngày 01/01/1995 để hưởng bảo hiểm xã hội; phụ cấp khu vực hàng tháng đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đang hưởng phụ cấp khu vực hàng tháng.
- Giao Chính phủ quy định cụ thể chế độ ốm đau đối với mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày đang hưởng chế độ ốm đau trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành; các trường hợp không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
- Quy định hiệu lực thi hành của Luật này từ ngày 01/01/2016. Riêng người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng và người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam được thực hiện kể từ ngày 01/01/2018.
Phòng Tư pháp huyện Lộc Ninh sưu tầm và giới thiệu từ Trang thông tin điện tử
http://www.sotuphap.hochiminhcity.gov.vn