HIEN KE
sn bac

UBND huyện tổ chức “Ngày pháp luật” tháng 01 năm 2013.

Thứ tư - 16/01/2013 08:21 2.055 0

UBND huyện tổ chức “Ngày pháp luật” tháng 01 năm 2013.

Ngày 25/01/2011, Hội đồng tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật huyện Lộc Ninh ban hành kế hoạch số 05/KH-UBND V/v tổ chức thực hiện ngày pháp luật trên địa bàn huyện Lộc Ninh. Triển khai kế hoạch, sáng ngày 14/01/2013 cơ quan Văn phòng HĐND-UBND huyện phối hợp với các cơ quan có liên tổ chức triển khai “ngày pháp luật” đến toàn thể cán bộ, công chức.
Tham dự sinh hoạt có các cán bộ, công chức của các cơ quan Văn phòng HĐND-UBND huyện, Phòng Tư pháp, Phòng TN-MT, Phòng NN&PTNT, Phòng Dân tộc, Phòng KT-HT, Phòng Thống kê, TT PTQĐ, Đội thanh tra xây dựng, Phòng Nội vụ, Phòng LĐ-TBXH. Sau lễ chào cờ đầu tuần với thời lượng 15 phút, Phòng Tư pháp triển khai nội dung “Những điểm mới của Luật Công đoàn (sửa đổi) 2012” dưới đây là toàn bộ nội dung triển khai: Luật Công đoàn (sửa đổi) được Quốc hội khoá XIII thông qua tại kỳ họp thứ 3, ngày 20 tháng 6 năm 2012 với 90,18% đại biểu tán thành. Ngày 02/7/2012, Chủ tịch nước đã ban hành Lệnh số 10/2012/L-CTN công bố Luật Công đoàn. Luật Công đoàn (sửa đổi) có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013. Luật Công đoàn (sửa đổi) 2012 nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập của Luật Công đoàn 1990, đáp ứng hoạt động của tổ chức Công đoàn trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời Luật Công đoàn (sửa đổi) nhằm kịp thời thể chế hoá các quan điểm, đường lối của Đảng về hoàn thiện, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khoá X về: “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Trên cơ sở đó, bảo đảm và phát huy vai trò đặc biệt quan trọng của Công đoàn trong thời kỳ mới, góp phần giữ vững ổn định chính trị xã hội của đất nước. Luật Công đoàn sửa đổi được kết cấu gồm 6 chương, 33 điều Luật. Trong đó, giữ bốn chương của Luật Công đoàn hiện hành, bổ sung thêm 2 chương mới: chương III “Trách nhiệm của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đối với Công đoàn” và chương V “Giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm pháp luật về công đoàn”; tăng 14 điều Luật Tại Chương II. Quyền, trách nhiệm của Công đoàn và đoàn viên công đoàn Quyền, trách nhiệm của Công đoàn và đoàn viên công đoàn cũng đã quy định cụ thể thêm quyền, trách nhiệm phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở; quy định tăng thêm trách nhiệm của Công đoàn cấp trên cơ sở trong việc tiếp cận doanh nghiệp để tuyên truyền, vận động, hướng dẫn thành lập công đoàn cơ sở, hỗ trợ giải quyết những khó khăn, hạn chế hiện nay của Công đoàn cơ sở. Đặc biệt quan trọng là quy định trách nhiệm của Công đoàn cấp trên cơ sở trong việc đại diện, bảo vệ quyền lợi cho người lao động ở các đơn vị, doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn. Thông qua đó tạo hành lang pháp lý vững chắc cho Công đoàn cấp trên cơ sở chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết để từng bước thực hiện tốt trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Chương III. Trách nhiệm của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đối với Công đoàn Chương III quy định rõ thêm trách nhiệm của Nhà nước, cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp đối với hoạt động Công đoàn. Trong đó, xác định rõ trách nhiệm của Nhà nước trong lĩnh vực tuyên truyền, phổ biến pháp luật, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật công đoàn; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong hợp tác, tạo điều kiện, bảo đảm điều kiện hoạt động của công đoàn cơ sở, của cán bộ công đoàn và đặc biệt là phải có nghĩa vụ đóng kinh phí công đoàn theo quy định của Luật này. Chương IV. Những bảo đảm hoạt động của Công đoàn Bảo đảm về tài chính công đoàn là một nội dung quan trọng trong Chương IV. Vấn đề tài chính công đoàn được Luật Công đoàn 1990 quy định mang tính nguyên tắc, không quy định cụ thể mà giao cho Chính phủ, Bộ, ngành quy định dưới hình thức Nghị định và Thông tư nên giá trị pháp lý và hiệu lực không cao, làm ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động của công đoàn trong quá trình tổ chức thực hiện các quyền, trách nhiệm theo Luật định; đặc biệt là những bất cập liên quan đến đối tượng đóng kinh phí công đoàn thiếu bình đẳng, mức đóng, nền đóng chưa thống nhất. Nhằm giải quyết bất cập trên, Luật Công đoàn (sửa đổi) 2012 đã quy định tất cả các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế không phân biệt nơi đã thành lập hay chưa thành lập công đoàn, đều phải có nghĩa vụ đóng kinh phí công đoàn bằng 2% tính trên quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cho người lao động. Chương V. Giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm pháp luật công đoàn Chương này quy định hai nội dung mới liên quan đến việc xác định nguyên tắc giải quyết tranh chấp về quyền công đoàn, xử lý vi phạm pháp luật về công đoàn và trách nhiệm của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước thông qua việc ban hành văn bản pháp luật quy định chi tiết việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm pháp luật về công đoàn. Chương VI. Điều khoản thi hành Xác định hiệu lực thi hành của Luật từ ngày 01 tháng 01 năm 2013; Giao Chính phủ có trách nhiệm thống nhất với Tổng Liên đoàn lao động VN quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều, khoản được giao trong Luật. Theo đó, Tổng Liên đoàn dự kiến sẽ đề nghị với Chính phủ thống nhất xây dựng và ban hành các Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành: 1) Về quyền và trách nhiệm của công đoàn (Điều 10, Điều 11). 2) Về tài chính công đoàn (Điều 26). 3) Về xử phạt hành chính hành vi vi phạm pháp luật về công đoàn (Điều 31).

Tác giả: Trần Văn Lượng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Theo bạn thông tin nội dung của website thế nào

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập39
  • Hôm nay3,757
  • Tháng hiện tại173,417
  • Tổng lượt truy cập16,103,343
Nông thôn mới
Thủ tục hành chính
Văn bản mới ban hành
Người Việt dùng hàng Việt
Tìm hài cốt liệt sĩ
Thông tin người phát ngôn
bank
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây