HIEN KE
sn bac

UBND tỉnh Bình Phước quy định về thực hiện chính sách đối với già làng tiêu biểu, xuất sắc trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh

Thứ năm - 22/06/2017 10:28 1.026 0
Căn cứ Nghị quyết số 27/2016/NQ-HĐND ngày 07/12/2016 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Phước quy định về chính sách đối với già làng trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Phước; theo đề nghị của Trưởng Ban Dân tộc tỉnh,
Ngày 05/6/2017 vừa qua, thay mặt Ủy ban Nhân dân tỉnh, Chủ tịch Nguyễn Văn Trăm đã ký ban hành Quyết định số 24/2017/QĐ-UBND về ban hành Quy định thực hiện chính sách đối với già làng tiêu biểu, xuất sắc trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Quyết định này được ban hành nhằm quy định việc thực hiện chính sách đối với già làng tiêu biểu, xuất sắc trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, cụ thể, quy định về nguyên tắc, điều kiện, trình tự, thủ tục bầu chọn, xét công nhận già làng tiêu biểu, xuất sắc trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh; chế độ, chính sách, quyền và nghĩa vụ của già làng; việc quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí thực hiện chính sách đối với già làng. Đối tượng được hưởng chính sách theo Quy định này là già làng tiêu biểu, xuất sắc trong đồng bào dân tộc thiểu số, phải đảm bảo các tiêu chí: là công dân người dân tộc thiểu số, cư trú hợp pháp ổn định ở vùng dân tộc thiểu số, có sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ được giao, biết đọc, biết viết chữ phổ thông; là người tiêu biểu, xuất sắc có ảnh hưởng trong dòng họ, dân tộc, thôn và cộng đồng dân cư nơi cư trú; có khả năng tác động, tập hợp đồng bào dân tộc thiểu số; giải quyết hài hòa các mối quan hệ trong gia đình, cộng đồng và xã hội, được người dân trong cộng đồng tín nhiệm bày tỏ tâm tư, nguyện vọng, tranh thủ ý kiến, tin tưởng, nghe và làm theo; có kinh tế gia đình ổn định, không thuộc hộ nghèo, cận nghèo, biết áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh; có kiến thức nhất định về một hay nhiều lĩnh vực; hiểu biết về văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán, luật tục, tiếng nói của dân tộc mình và/ hoặc dân tộc thiểu số có số dân đông trong thôn, làng, sóc, ấp, tổ dân phố và tương đương (thôn). Bản thân và gia đình gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước và các quy định của địa phương nơi cư trú; tham gia và thực hiện tốt công tác hòa giải, công tác xã hội ở địa phương, có nhiều đóng góp xây dựng và bảo vệ thôn, giữ gìn đoàn kết dân tộc. Điều 3 Quy định này quy định nguyên tắc thực hiện chính sách: chế độ, chính sách được thực hiện trực tiếp đối với già làng; đảm bảo dân chủ, công khai, công bằng, đúng đối tượng và đúng chế độ quy định. Trường hợp cùng thời điểm mà già làng được hưởng cùng một chính sách hỗ trợ với các mức khác nhau thì được hưởng mức hỗ trợ cao nhất. Trường hợp già làng được Hội nghị liên ngành thôn thống nhất đưa ra khỏi danh sách già làng do Ủy ban Nhân dân tỉnh phê duyệt và được Ủy ban Nhân dân xã báo cáo Ủy ban Nhân dân huyện thì các cơ quan liên quan ngưng toàn bộ chế độ, chính sách chưa thực hiện đối với già làng đó kể từ khi nhận được văn bản thông báo. Điều 4 Chương II Quy định này quy định chế độ, chính sách đối với già làng: được cung cấp thông tin định kỳ hoặc đột xuất; được cấp không thu tiền một số loại báo, tạp chí (Dân tộc và Phát triển của Ủy ban Dân tộc, Bình Phước, Bản tin Dân tộc và Miền núi của Ban Dân tộc tỉnh); được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức hoặc tham quan học tập kinh nghiệm về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng – an ninh; được hỗ trợ vật chất, động viên tinh thần nhân dịp Tết Nguyên đán, Tết cổ truyền của các dân tộc thiểu số, được thăm hỏi khi ốm đau phải nằm viện điều trị từ tuyến huyện trở lên (không quá 400.000 đồng/ người/năm); được đón tiếp, tặng quà khi các đoàn đại biểu già làng đến thăm, làm việc với cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý, đón tiếp già làng; được xét khen thưởng khi có thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ an ninh trật tự; được hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế, xăng xe. Điều 5 của Quy chế quy định về quyền và nghĩa vụ của già làng; Điều 6 quy định điều kiện bầu chọn, xét công nhận già làng: Người được bầu chọn, xét công nhận là già làng phải có đủ các tiêu chí quy định tại Khoản 1, Điều 2 Quy định này và phải được trên 50% tổng số đại biểu dự Hội nghị liên ngành thôn bầu chọn. Mỗi thôn được bầu chọn, xét công nhận một già làng. Điều kiện thôn được bầu chọn, xét công nhận già làng do Ban Dân tộc hướng dẫn thực hiện. Điều 7 của Quy chế quy định trình tự, thủ tục bầu chọn, xét công nhận già làng. Điều 8 quy định về kiểm tra, rà soát, đánh giá, đưa ra khỏi danh sách già làng và bầu chọn, xét công nhận bổ sung già làng. Điều 9 quy định kinh phí tổ chức thực hiện. Điều 10 của Quy định này quy định rõ trách nhiệm của các sở, ban, ngành, ủy ban nhân dân các huyện, thị xã trong tỉnh trong việc triển khai thực hiện Quy định. Điều 2 Quyết định số 24/2017/QĐ-UBND quy định rõ: “Quyết định này thay thế Điều 12 Chương IV Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 14/2016/QĐ-UBND ngày 24/3/2016 của Ủy ban Nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy định về số lượng, chức danh, chế độ chính sách, quản lý đối với những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn, thôn, ấp, khu phố và các đối tượng khác công tác ở xã, phường, thị trấn, thôn, ấp, khu phố; việc phân loại thôn, ấp, khu phố trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký./.

Tác giả: Họa My - VP

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Theo bạn thông tin nội dung của website thế nào

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập15
  • Hôm nay505
  • Tháng hiện tại144,630
  • Tổng lượt truy cập15,876,411
Nông thôn mới
Thủ tục hành chính
Văn bản mới ban hành
Người Việt dùng hàng Việt
Tìm hài cốt liệt sĩ
Thông tin người phát ngôn
bank
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây