Hội LHPN huyện Lộc Ninh với hoạt động giám sát việc thực hiện chính sách xã hội đối với người khuyết tật năm 2014

Thứ hai - 10/11/2014 08:24 1.420 0

Hội LHPN huyện Lộc Ninh với hoạt động giám sát việc thực hiện chính sách xã hội đối với người khuyết tật năm 2014

Thực hiện kế hoạch số 26/ KH-PN ngày 25/11/2013 triển khai các hoạt động trọng tâm năm 2014 và kế hoạch số 07/KH-PN ngày 28/4/2014 của BTV Hội LHPN huyện Lộc Ninh về công tác giám sát năm 2014;
Kế hoạch số 18/KH-PN ngày 15/9/2014 giám sát thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội đối với cán bộ nữ chuyên trách; BTV Hội LHPN huyện đã thực hiện công tác giám sát chính sách xã hội đối với phụ nữ trẻ em, cụ thể Hội đã triển khai kế hoạch số 07/KH-PN ngày 28/4/2014 của BTV Hội LHPN huyện Lộc Ninh về công tác giám sát năm 2014 và đăng ký về Phòng Lao động, thương binh và xã hội huyện giám sát chính sách hỗ trợ người khuyết tật, trong đó chú trọng đến đối tượng khuyết tật là phụ nữ, trẻ em. Toàn huyện có 958 người khuyết tật, trong đó có 184 người khuyết tật đặc biệt nặng, 595 người nặng, 158 người khuyết tật nhẹ và 20 không xác định được mức độ. Đối với đối tượng phụ nữ, có 214 đối tượng PN khuyết tật trong đó 68 người khuyết tật đặc biệt nặng, 94 khuyết tật nặng, 47 người khuyết tật nhẹ và 5 người không xác định được mức độ. Việc tư vấn học nghề, việc làm, xây dựng và nhân rộng mô hình dạy, học nghề gắn với tạo việc làm cho người khuyết tật theo khả năng trên địa bàn huyện vẫn chưa có do chưa có cơ sở đào tạo chuyên hỗ trợ người khuyết tật cũng như chưa có ngành nghề thích hợp dành cho người khuyết tật. Hội đã phối hợp với Ban Luật pháp chính sách Hội LHPN tỉnh tổ chức 01 buổi truyền thông tư vấn pháp lý cho 56 hội viên phụ nữ, trong đó có 02 phụ nữ khuyết tật. Ở các xã, UBND đã thành lập Ban trợ giúp pháp lý trong đó có đối tượng người khuyết tật, trong năm đã tư vấn, hỗ trợ pháp lý cho 05 đối tượng khuyết tật liên quan đến tranh chấp đất đai. Việc xây dựng các chương trình, giáo trình, tài liệu và tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật đối với trợ giúp viên pháp lý, chuyên viên, cộng tác viên trợ giúp pháp lý, thành viên ban chủ nhiệm câu lạc bộ trợ giúp pháp lý vẫn chưa thật sự đầy đủ do ở địa phương không có đội ngũ cộng tác viên cố định. Trong năm, Hội người mù, Hội bảo trợ bệnh nhân nghèo, người tàn tật, trẻ mồ côi huyện đã tham mưu UBND huyện tổ chức nhiều hoạt động như Hội thi Tiếng hát người khuyết tật, đưa 15 người (04 phụ nữ) tham gia Hội thao cấp tỉnh để tạo điều kiện để PN khuyết tật tham gia thi đấu thể thao, văn hóa văn nghệ. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả khả quan trong công tác hỗ trợ người khuyết tật cũng như thực hiện những chế độ, chính sách dành cho người khuyết tật thì để được hưởng chính sách, đối tượng phải làm đơn, hồ sơ và cấp xã, huyện xem xét ra quyết định theo trình tự quy định, dẫn đến kéo dài thời gian xét hưởng trợ cấp. Trong khi đó, yêu cầu của thực thi chính sách là đơn giản, nhanh, kịp thời và đúng đối tượng. Việc hỗ trợ học nghề, tạo việc làm cho lao động người khuyết tật vẫn chưa được chú trọng trong khi số lượng người khuyết tật sống dựa vào người thân nhiều, do đó Hội xác định cần phát huy hơn nữa vai trò tham mưu, phối hợp tốt với các cấp, các ngành cùng quan tâm để có hướng tháo gỡ trong thời gian tới./.

Tác giả: Thuỳ Trang

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Theo bạn thông tin nội dung của website thế nào

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập11
  • Hôm nay3,544
  • Tháng hiện tại102,277
  • Tổng lượt truy cập16,234,450
Nông thôn mới
Thủ tục hành chính
Văn bản mới ban hành
Người Việt dùng hàng Việt
Tìm hài cốt liệt sĩ
Thông tin người phát ngôn
bank
QC Bên trai 1
QC Bên PHAI 1
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây