Huyện Lộc Ninh với kết quả 06 năm thực hiện chế độ hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em năm tuổi ở các cơ sở giáo dục mầm non

Thứ ba - 03/01/2017 15:14 934 0

Huyện Lộc Ninh với kết quả 06 năm thực hiện chế độ hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em năm tuổi ở các cơ sở giáo dục mầm non

Căn cứ Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 09/02/20110 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010-2015;
Thông tư liên tịch số 29/2011/TTLT-BGDĐT-BTC ngày 15/7/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tài chính về Hướng dẫn thực hiện chi hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em năm tuổi ở các cơ sở giáo dục mầm non theo quy định tại Quyết định số 239/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; thực hiện các kế hoạch, hướng dẫn của Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Phước; qua 06 năm triển khai thực hiện, theo báo cáo của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Lộc Ninh, tính từ năm học 2011 -2012 đến hết học kỳ I năm học 2016-2017, huyện đã cấp phát kinh phí thực hiện chế độ hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em năm tuổi ở các cơ sở giáo dục mầm non trong huyện với tổng số tiền 7.546.200.000 đồng. Số tiền này đã chi hỗ trợ cho 9.679 lượt trẻ, trong đó 8.655 lượt cháu học tại các trường công lập và 1.024 lượt cháu học tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập. Cũng theo báo cáo của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện và ý kiến đánh giá bởi các đoàn kiểm tra của Bộ, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh cho thấy, cơ bản huyện Lộc Ninh đã thực hiện đúng, đầy đủ chế độ hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em năm tuổi theo quy định. Việc thực hiện chế độ cho trẻ em năm tuổi nhằm hướng tới mục tiêu chung là bảo đảm hầu hết trẻ em năm tuổi ở mọi vùng miền trong cả nước được đến lớp để thực hiện chăm sóc, giáo dục 2 buổi/ngày, đủ một năm học, nhằm chuẩn bị tốt về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, tiếng Việt và tâm lý sẵn sàng đi học, bảo đảm chất lượng để trẻ em vào lớp 1. Việc thực hiện chế độ này cũng nhằm đạt các mục tiêu cụ thể: Củng cố, mở rộng mạng lưới trường, lớp bảo đảm đến năm 2015, có 95% số trẻ em trong độ tuổi năm tuổi được học 2 buổi/ngày; Nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục đối với các lớp mầm non năm tuổi, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, phấn đấu đến năm 2015 có 100% trẻ em tại các cơ sở giáo dục mầm non được học Chương trình giáo dục mầm non mới, chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ vào học lớp 1; Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, đảm bảo 100% giáo viên dạy mầm non năm tuổi đạt chuẩn trình độ đào tạo vào năm 2010, phấn đấu đến năm 2015 có 50% giáo viên đạt trình độ từ cao đẳng sư phạm mầm non trở lên, 80% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp mức độ khá; Ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi cho các lớp mầm non năm tuổi ở miền núi, vùng sâu, vùng xa. Xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia tại các huyện nghèo làm mô hình mẫu và là nơi tập huấn, trao đổi kinh nghiệm về chuyên môn nghiệp vụ giáo dục mầm non; Đưa số tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi từ 55% năm 2010 lên 85% năm 2012 và 100% năm 2015. Trong số các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện Đề án đạt hiệu quả, có nhóm giải pháp “Hỗ trợ trẻ em năm tuổi ở các cơ sở giáo dục mầm non có cha mẹ thường trú các xã biên giới, núi cao, hải đảo và các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; mồ côi cả cha lẫn mẹ không có nơi nương tựa hoặc bị tàn tật, khuyết tật khó khăn về kinh tế; cha mẹ thuộc diện hộ nghèo theo quy định của nhà nước 120 nghìn đồng/tháng (một năm học 9 tháng) để duy trì bữa ăn trưa tại trường; trẻ em có hoàn cảnh khó khăn học tại các trường mầm non tư thục được nhà nước hỗ trợ một phần học phí, nhằm tăng tỷ lệ huy động trẻ đến trường”. Quá trình thực hiện nhiệm vụ này, huyện Lộc Ninh cũng gặp một số khó khăn như: trong năm đầu tiên thực hiện, nhiều trường, nhiều xã còn lúng túng; sự phối hợp giữa Phòng Giáo dục và Đào tạo với các ngành chức năng, giữa nhà trường với địa phương chưa chặt chẽ; công tác thống kê, rà soát, lập, đối chiếu danh sách còn thiếu tính thống nhất; còn vướng mắc về giấy khai sinh, hộ khẩu thường trú, tạm trú, việc xác định hộ nghèo, xã khu vực 1,2,3..., việc chuyển trường, đi khỏi địa phương; cha mẹ một số cháu chưa hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của việc thực hiện chế độ, dẫn đến còn có những thiếu sót, hạn chế nhỏ. Có thể khẳng định rằng việc thực hiện chế độ hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em năm tuổi trên địa bàn huyện Lộc Ninh được triển khai đồng bộ cùng với việc huyện tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm tài liệu, thiết bị, đồ chơi cho trẻ, xây dựng đội ngũ giáo viên, huy động và duy trì trẻ 5 tuổi ra lớp, bảo đảm tỷ lệ chuyên cần của trẻ... ở các cơ sở giáo dục mầm non đã góp phần quan trọng vào việc đưa huyện đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi vào cuối năm học 2015-2016./.

Tác giả: Họa My - (VP)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Theo bạn thông tin nội dung của website thế nào

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập16
  • Hôm nay4,018
  • Tháng hiện tại63,183
  • Tổng lượt truy cập16,195,356
Nông thôn mới
Thủ tục hành chính
Văn bản mới ban hành
Người Việt dùng hàng Việt
Tìm hài cốt liệt sĩ
Thông tin người phát ngôn
bank
QC Bên trai 1
QC Bên PHAI 1
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây