Huyện Lộc Ninh hoàn thành việc cấp phát 53 ngàn chiếc màn đã tẩm hóa chất diệt muỗi cho nhân dân.

Thứ sáu - 20/03/2015 09:55 794 0
Theo số liệu báo cáo của Trung tâm Y tế huyện Lộc Ninh (Ban Quản lý dự án Sáng kiến khu vực ngăn chặn sốt rét kháng thuốc Artemisinin huyện, gọi tắt là Ban Quản lý dự án huyện),
trong thời gian từ ngày 26/2 đến ngày 13/3/2015, Ban Quản lý dự án huyện đã phối hợp Ban Quản lý dự án tỉnh Bình Phước nhận, phận bổ và cấp 52 ngàn chiếc màn đã tẩm hóa chất diệt muỗi có tồn lưu dài cho hơn 117 ngàn người dân thuộc 14/16 xã, thị trấn trong huyện (trừ hai xã Lộc Hưng và Lộc Hiệp đã được cấp các đợt trước). Bình quân hai người được cấp một chiếc màn. Ban Quản lý dự án huyện cũng cấp cho Bộ đội Biên phòng tỉnh 400 chiếc và Bệnh viện Cao su Lộc Ninh 600 chiếc màn. Được biết, năm 2014 đã có 14.800 chiếc màn được cấp cho 14/16 xã, thị trấn trong huyện (trừ hai xã Lộc Quang và Lộc Phú). Để việc nhận, cấp phát màn đến tận tay người dân trong huyện, Ban Quản lý dự án huyện đã phân công cán bộ, viên chức của Trung tâm Y tế thực hiện công tác giám sát từng địa phương, đơn vị, báo cáo kết quả cụ thể quá trình cấp phát theo các biểu mẫu quy định của dự án sau khi kết thúc đợt cấp phát màn để tổng hợp, báo cáo kết quả về trên. Hoạt động có ý nghĩa này nằm trong chương trình của Dự án sáng kiến khu vực ngăn chặn sốt rét kháng thuốc Artemisinin (RAI - Regional Artemisinin Initiative) giai đoạn 2014-2016, từ nguồn kinh phí của Quỹ Toàn cầu phòng chống AIDS, Lao và Sốt rét tài trợ cho các nước trong khu vực tiểu vùng sông Mê Kông để ngăn chặn sốt rét kháng Artemisinin. Việt Nam có 14 tỉnh được tham gia Dự án, trong đó có tỉnh Bình Phước. Theo WHO, kháng thuốc là “khả năng một chủng ký sinh trùng có thể sống sót và phát triển mặc dù bệnh nhân đã được điều trị và hấp thu một lượng thuốc, hoặc chính xác trong máu bệnh nhân đã có nồng độ thuốc mà trước đây vẫn ngăn cản và diệt được ký sinh trùng số rét đó”. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, tình trạng ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc là rất đáng quan ngại, với tỷ lệ còn ký sinh trùng sốt rét vào ngày thứ 3 điều trị liên tục tăng ở mức báo động, với tỷ lệ kháng thuốc từ 16%, nay đã lên đến 20-22%. Tại Bình Phước tỉ lệ này cũng tăng từ 15% lên đến 31%. Ngoài kháng artemisinin – một loại thuốc hiệu quả nhất trong điều trị sốt rét, ký sinh trùng sốt rét còn kháng cả một số loại thuốc điều trị thế hệ mới. Thông thường, người bệnh chỉ điều trị 3 ngày là hết, nhưng nay phải tăng số ngày điều trị và phải phối hợp với các loại thuốc khác vì sau 3 ngày điều trị liên tục vẫn còn ký sinh trùng sốt rét. Do vậy, ngủ màn thường xuyên là một trong những giải pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn bị muỗi đốt, hạn chế sự lây truyền vi trùng sốt rét trong cộng đồng. Ngoài việc ngủ màn, người dân cần nâng cao ý thức ăn ở hợp vệ sinh, thường xuyên phát quang bụi rậm, đậy kín các dụng cụ chứa nước, quét dọn, xử lý những nơi ẩm thấp, không để các vật dụng chứa nước đọng lâu ngày – nơi rất thích hợp để muỗi sinh sản và phát triển. Khi có dấu hiệu bị sốt cần đến các cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời, không nên tự ý điều trị tại nhà. Các tổ chức đoàn thể cũng cần phối hợp, tuyên truyền vận động để bà con nhân dân hình thành và duy trì thói quen ngủ màn, tránh việc màn được cấp rồi nhưng người dân vẫn không thích ngủ có màn, lấy lý do là không quen. Có như thế thì những cố gắng, nỗ lực của các cấp, các ngành nhằm ngăn chặn sự bùng phát, lây lan của sốt rét mới thật sự đạt hiệu quả./.

Tác giả: Họa My

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Theo bạn thông tin nội dung của website thế nào

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập19
  • Hôm nay705
  • Tháng hiện tại99,438
  • Tổng lượt truy cập16,231,611
Nông thôn mới
Thủ tục hành chính
Văn bản mới ban hành
Người Việt dùng hàng Việt
Tìm hài cốt liệt sĩ
Thông tin người phát ngôn
bank
QC Bên trai 1
QC Bên PHAI 1
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây