HIEN KE
sn bac

Cơ quan Văn phòng HĐND-UBND huyện tổ chức “Ngày pháp luật” tháng 10 năm 2013.

Thứ hai - 07/10/2013 14:04 956 0
Sáng ngày 07/10/2013 cơ quan Văn phòng HĐND-UBND huyện phối hợp với các cơ quan có liên tổ chức triển khai “ngày pháp luật” đến toàn thể cán bộ, công chức. Tham dự sinh hoạt có các cán bộ, công chức của các cơ quan Văn phòng HĐND-UBND huyện, Phòng Tư pháp, Phòng TN-MT, Phòng NN&PTNT, Phòng Dân tộc, Phòng KT-HT, Phòng Thống kê, TT PTQĐ, Đội thanh tra xây dựng, Phòng Nội vụ, Phòng LĐ-TBXH, Phòng Đăng ký QSDĐ, Đội QLCTĐT.
Sau lễ chào cờ đầu tuần với thời lượng 15 phút, Phó trưởng Phòng Tư pháp triển khai nội dung “NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ LUẬT PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY VÀ CÁC VĂN BẢN LIÊN QUAN” dưới đây là toàn bộ nội dung triển khai: * Những nguyên tắc phòng cháy và chữa cháy được quy định tại điều 4 trong Luật Phòng cháy chữa cháy được quy định như sau: 1. Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy. 2. Trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy lấy phòng ngừa là chính; phải tích cực và chủ động phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy xảy ra và thiệt hại do cháy gây ra. 3. Phải chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, phương án và các điều kiện khác để khi có cháy xảy ra thì chữa cháy kịp thời, có hiệu quả. 4. Mọi hoạt động phòng cháy và chữa cháy trước hết phải được thực hiện và giải quyết bằng lực lượng và phương tiện tại chỗ. * Những người có trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy theo Điều 5 của Luật Phòng cháy chữa cháy quy định như sau: 1. Phòng cháy và chữa cháy là trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên lãnh thổ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 2. Công dân từ 18 tuổi trở lên, đủ sức khoẻ có trách nhiệm tham gia vào đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở được lập ở nơi cư trú hoặc nơi làm việc khi có yêu cầu. 3. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chủ hộ gia đình là người chịu trách nhiệm tổ chức hoạt động và thường xuyên kiểm tra phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi trách nhiệm của mình. 4. Lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra hoạt động phòng cháy và chữa cháy của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và làm nhiệm vụ chữa cháy. * Các hành vi bị nghiêm cấm theo Điều 13 của Luật Phòng cháy chữa cháy quy định như sau: + Cố ý gây cháy, nổ tổn hại đến tính mạng, sức khỏe con người, tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức… gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, an ninh và trật tự an toàn xã hội. + Cản trở các hoạt động phòng cháy và chữa cháy, chống người thi hành phòng cháy và chữa cháy. + Lợi dụng phòng cháy và chữa cháy để xâm hại đến tính mạng, sức khỏe của con người và tài sản. + Báo cháy giả, sản xuất, tàn trữ, vận chuyển, bảo quản, mua bán chất nguy hiểm về cháy, nổ. + Thi công công trình có nguy hiểm về cháy nổ mà chưa có thiết kế được duyệt về phòng cháy và chữa cháy. + Làm hư hỏng, tự ý thay đổi, di chuyển phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy. * Trách nhiệm phòng cháy chữa cháy của cá nhân theo Điều 5 của Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày ngày 04/4/2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy quy định như sau: 1. Chấp hành quy định, nội quy về phòng cháy và chữa cháy và yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy của người hoặc cơ quan có thẩm quyền; thực hiện nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy theo chức trách, nhiệm vụ được giao. 2. Tìm hiểu, học tập pháp luật và kiến thức về phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi trách nhiệm của mình; bảo quản, sử dụng thành thạo các phương tiện phòng cháy và chữa cháy thông dụng và các phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác được trang bị. 3. Bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong quá trình sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, các thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt và trong bảo quản, sử dụng chất cháy; kịp thời khắc phục các thiếu sót, vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy. 4. Tham gia các hoạt động phòng cháy và chữa cháy ở nơi cư trú, nơi làm việc; tham gia đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoặc đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành theo quy định; góp ý, kiến nghị với chính quyền địa phương nơi cư trú, với người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi làm việc về các biện pháp bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy. 5. Ngăn chặn nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy và những hành vi vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy. 6. Báo cháy và chữa cháy kịp thời khi phát hiện thấy cháy; chấp hành nghiêm lệnh huy động tham gia chữa cháy và hoạt động phòng cháy và chữa cháy khác. * Những biện pháp cơ bản trong công tác phòng cháy, chữa cháy theo Điều 14 và Điều 30 của Luật Phòng cháy chữa cháy như sau: - Quản lý chặt chẽ và sử dụng an toàn các chất cháy, chất nổ, nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị và dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt, chất sinh lửa, sinh nhiệt; bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy. - Thường xuyên, định kỳ kiểm tra phát hiện các sơ hở, thiếu sót về phòng cháy và có biện pháp khắc phục kịp thời. - Huy động nhanh nhất các lực lượng, phương tiện để dập tắt ngay đám cháy. - Tập trung cứu người, cứu tài sản và chống cháy lan. - Thống nhất chỉ huy, điều hành trong chữa cháy. * Trách nhiệm kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy theo Điều 19 của Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy quy định như sau: - Người đứng đầu cơ sở, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã, chủ phương tiện giao thông cơ giới, chủ rừng, chủ hộ gia đình có trách nhiệm tổ chức kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi quản lý của mình theo chế độ kiểm tra quy định tại khoản 2 Điều này; - Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên có trách nhiệm tổ chức kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo chế độ kiểm tra định kỳ và đột xuất trong phạm vi quản lý của mình; - Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy định kỳ hàng quý đối với các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy; 6 tháng hoặc một năm đối với các đối tượng còn lại và kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu nguy hiểm, mất an toàn về phòng cháy và chữa cháy hoặc vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy và khi có yêu cầu bảo vệ đặc biệt.

Tác giả bài viết: Trần Lượng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Theo bạn thông tin nội dung của website thế nào

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập20
  • Hôm nay2,635
  • Tháng hiện tại82,374
  • Tổng lượt truy cập15,104,515
Nông thôn mới
Thủ tục hành chính
Văn bản mới ban hành
Người Việt dùng hàng Việt
Tìm hài cốt liệt sĩ
Thông tin người phát ngôn
bank
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây