Ở bậc giáo dục mầm non, tổng số trẻ ra lớp mầm non trong nhà trường và nhóm trẻ gia đình là 178/5.051 cháu trong độ tuổi, đạt 3,52%. Tổng số trẻ ra lớp mẫu giáo trong nhà trường và ngoài nhà trường là 4121cháu/5307 cháu trong độ tuổi, đạt 77,6%, giảm 0,5% so với cùng kỳ năm trước. Có 3455/4204 trẻ được học hai buổi/ngày, đạt 82,1%. Số trẻ 5 tuổi ra lớp là 1794/1842 trẻ trong độ tuổi, đạt 97,3%.
Đối với bậc giáo dục tiểu học, tính đến cuối nămhọc, toàn huyện có10.529 học sinh tiểu học/446 lớp, so với đầu năm học giảm 90 học sinh. Có 16 em bỏ học, chiếm 0,15%, giảm 0,06% so với cùng kỳ năm trước, trong đó có 13 học sinh dân tộc. Có 3747 học sinh được học hai buổi/ngày, đạt 35,3%; có 62 học sinh học bán trú, đạt 0,58%. Đây là các trẻ học ở các trường: tiểu học Lộc Thái A, Lộc Điền A, Lộc Thuận B và Lộc Hiệp. Bên cạnh đó, có 07 trường có lớp học hai buổi/ngày. Có 1852/1859 cháu 6 tuổi vào lớp 1, đạt 99,6%.
Thầy và trò trường Tiểu học Lộc Tấn A
Đối với bậc giáo dục trung học cơ sở, tính đến cuối nămhọc, toàn huyện có 6.839 học sinh/203 lớp, giảm 301 em so với đầu năm, trong đó có 56 học sinh bỏ học, chiếm 0,8% (có 08 học sinh dân tộc). So với cùng kỳ năm học trước số học sinh bỏ học giảm 0,1%. Số học sinh tốt nghiệp tiểu học vào lớp 6 đạt 99,2%.
Được sự quan tâm của các cấp, các ngành, trong năm học qua phòng Giáo dục và Đào tạo huyện đã tiếp tục tham mưu xây dựng thêm một số phòng học mới, đặc biệt là đã xây dựng và thành lập thêm hai trường mẫu giáo, nhờ đó đã thu nhận thêm nhiều cháu ra học các lớp mẫu giáo, dẫn đến số lượng các cháu mẫu giáo tăng hơn so với năm học trước. Số lượng học sinh trung học cơ sở nhìn chung ổn định, số lượng học sinh tiểu học có giảm so với năm học trước do trẻ trong độ tuổi đến trường giảm. Công tác tuyển sinh học sinh trong độ tuổi đến trường đạt cao, tỉ lệ học sinh bỏ học giảm so với cùng kỳ năm trước (tiểu học giảm 0,06%, trung học cơ sở giảm 0,1%).
Năm học qua, phòng Giáo dục và Đào tạo huyện đã tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh triển khai thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, đẩy mạnh thực hiện việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” bằng những hoạt động thiết thực, hiệu quả. Phòng đã xây dựng và triển khai kế hoạch học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh năm 2013 đến tất cả các trường trong huyện, chỉ đạo xây dựng, bổ sung chuẩn mực đạo đức của từng đơn vị, trong sinh hoạt chi bộ, cơ quan, nhà trường, hàng tháng tổ chức triển khai các chuyên đề tư tưởng tấm gương đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh theo đúng công văn hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Huyện ủy. Trên cơ sở đó, các trường tiếp tục tổ chức học tập tư tưởng đạo đức của Bác, nghiên cứu tư liệu, lồng ghép vào giảng dạy ở các môn học như Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân…, tổ chức các hội thi kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tích cực tham gia các cuộc thi sáng tác thơ ca về Bác Hồ, thi kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Phòng đã phối hợp với Huyện Đoàn tổ chức Hội thi Tuyên truyền viên về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh các trường trung học cơ sở thu hút hơn 150 học sinh tham gia. Năm 2013 toàn ngành có 06 cá nhân và 06 tập thể được Ủy ban nhân dân huyện khen thưởng về thành tích trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Xác định phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là giải pháp đột phá và lâu dài để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt là giáo dục đạo đức học sinh, Phòng tiếp tục triển khai phong trào đến tất cả các trường, tham mưu Ủy ban nhân dân huyện tăng cường đầu tư xây dựng các công trình vệ sinh, nước sạch cho các trường, từ đó cơ sở vật và cảnh quan các trường có sự chuyển biến rõ rệt, số công trình vệ sinh mới được xây dựng tăng thêm hàng năm. Bên cạnh đó, các trường đã đẩy mạnh việc xây dựng trường lớp xanh - sạch - đẹp, dạy học có hiệu quả, tổ chức các trò chơi dân gian, hát dân ca…, một số trường tổ chức cắm trại, tham quan, du khảo, về nguồn, tiếp tục chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa địa phương như Nhà Giao tế, Bồn xăng Lộc Quang, Chùa Sóc Lớn, Nghĩa trang liệt sỹ huyện, các nhà bia tưởng niệm…
Để không ngừng nâng cao chất lượng trong quản lý, dạy và học, năm học qua, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện tiếp tục chỉ đạo đổi mới quản lý giáo dục và ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục bằng việc chỉ đạo tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các trường, chỉ đạo tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ, thực hiện quy chế 3 công khai, 4 kiểm tra, đồng thời triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học. Trong năm, Phòng đã tổ chức thanh tra toàn diện 02 trường trung học cơ sở, 01 trường tiểu học và 1 trường mẫu giáo, kiểm tra chuyên đề về chuyên môn 01 đơn vị, qua đó góp phần giữ vững kỷ cương, nền nếp ở các trường và giúp các trường thực hiện tốt nhiệm vụ năm học, giúp đội ngũ Ban Giám hiệu quản lý tốt nhà trường, thực hiện tốt quy chế chuyên môn, công khai hóa, dân chủ hóa trong nhà trường, tạo được sự tin tưởng và an tâm công tác của giáo viên.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục tiếp tục được thực hiện và đầu tư thêm, hầu hết các trường đã đưa vào sử dụng các phần mềm vào trong quản lý. 100% trường đã kết nối intenet nhằm khai thác thông tin, Phòng Giáo dục – đào tạo đã xây dựng được website để giao dịch thông tin với các trường. Phong trào giảng dạy có sử dụng trình chiếu ngày càng được đầu tư, áp dụng ở các trường tiểu học và trung học cơ sở, nhiều giáo viên đã khai thác và sử dụng giáo án điện tử tốt tạo sự hứng thú học tập cho học sinh. Trong năm học ngành cũng được Ủy ban nhân dân huyện cấp kinh phí để đầu tư phần mềm hỗ trợ soạn giảng cho 14 trường trung học cơ sở với tổng trị giá 420 triệu đồng.
Thực hiện kế hoạch giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục ở tất cả các bậc học, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện đã chú trọng tiếp tục triển khai đại trà chương trình giáo dục mầm non mới ở 100% đơn vị với 4172 cháu/139 lớp. Qua quá trình thực hiện, giáo viên các đơn vị đã nắm bắt được việc thiết kế chương trình dạy, soạn kế hoạch giảng dạy, tổ chức hoạt động, chất lượng đã dần đi vào ổn định. Trong năm học, các trường đã tổ chức kiểm tra, xét Bé khỏe, bé ngoan, tổ chức Hội thi “Bé thông minh vui khỏe”, có 972 cháu được công nhận là Bé khỏe, bé ngoan cấp trường, 962 cháu được công nhận Bé khỏe, bé ngoan cấp huyện, 932 cháu được công nhận Bé khỏe, bé ngoan cấp tỉnh, tham gia Hội thi “Bé thông minh vui khỏe” cấp tỉnh đạt giải nhất toàn đoàn.
Công tác đảm bảo an toàn, chăm sóc vệ sinh, phòng, chống dịch bệnh, giáo dục, bảo vệ môi trường cho trẻ được Phòng chú trọng chỉ đạo thường xuyên, đặc biệt là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong nhiều năm qua không có tình trạng cháu bị tai nạn, ngộ độc thực phẩm trong nhà trường. Các nội dung giáo dục dinh dưỡng, an toàn giao thông, môi trường, giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tiếp tục được lồng ghép vào nội dung giảng dạy nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong sự hiểu biết và ý thức thực hiện của các cháu. Công tác tuyên truyền, giáo dục đã được các đơn vị thực hiện thông qua các hình thức như góc tuyên truyền, qua các cuộc họp, các ngày hội, ngày lễ, các hội thi…
Thực hiện chương trình phòng, chống suy dinh dưỡng cho trẻ, năm học qua, 100% trẻ được ăn tại nhóm trẻ (83/83 cháu); số trẻ mẫu giáo được ăn tại lớp là 3.372 cháu, đạt 81,8% so với số cháu đến lớp, tăng 4,8% so với năm học trước; 100% trẻ được khám sức khỏe, theo dõi tình hình sức khỏe bằng biểu đồ. Đến cuối năm học, số trẻ nhà trẻ thể nhẹ cân là 5/83 cháu, chiếm 6,0%, thể thấp còi 3/83, chiếm 3,6% (giảm 2,4%); trẻ mẫu giáo thể nhẹ cân là 353 cháu, chiếm 8,5% (giảm 2,1%), thể thấp còi 342 cháu, chiếm 8,2% (giảm 0,4%).
Chất lượng dạy và học ở bậc tiểu học năm học qua được nâng lên, qua xếp loại giáo dục cuối năm, loại giỏi đạt 34,35% (tăng so với cùng kỳ 0,75%), loại khá đạt 33,44% (tăng 0,2%), loại trung bình đạt 29,99% (giảm 1,3%), loại yếu chiếm 2,2%, (giảm 0,4%), không có học sinh xếp loại kém. Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%. Tham gia thi tiếng Anh qua mạng iternet, thi giao lưu tiếng Việt học sinh dân tộc cấp tỉnh, huyện được xếp thứ 3 toàn đoàn, thi Vở sạch, chữ đẹp, giải toán qua mạng internet cấp tỉnh được xếp giải khuyến khích toàn đoàn.
Chất lượng dạy và học bậc trung học cơ sở năm học qua được giữ vững. Kết quả xếp loại học lực loại giỏi đạt 11,5% (tăng 0,5% so với cùng kỳ), loại khá đạt 31,3% (giảm 1,2%), loại trung bình đạt 44,2%, loại yếu chiếm 12,4% (tăng 0,6 % ), loại kém chiếm 0,5%, giảm 0,2%). Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đạt 99,1% (tăng 0,3%).
Kỳ thi học sinh giỏi giải toán bằng máy tính bỏ túi có 20 học sinh được công nhận học sinh giỏi cấp huyện, có 10 học sinh đạt giải cấp tỉnh (xếp thứ nhì tỉnh về số lượng), 01 học sinh đạt giải cấp khu vực. Về học sinh giỏi các môn, có 69 học sinh đạt giải cấp tỉnh, xếp thứ nhì toàn tỉnh về học sinh giỏi, thi giải toán qua mạng internet, thi tiếng Anh qua mạng internet đạt giải ba toàn đoàn.
Năm học này, ngành Giáo dục và Đào tạo huyện đã tổ chức Hội thi giáo viên giỏi trung học cơ sở thu hút 128 giáo viên tham gia dự thi, kết quả có 59 giáo viên đạt Giáo viên giỏi cấp huyện.
Công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở tiếp tục được duy trì, thực hiện thường xuyên ở các xã, thị trấn. Huyện tiếp tục duy trì 16/16 xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, 09/16 xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Trong năm Ban chỉ đạo huyện đã mở được 02 lớp xóa mù chữ với 54 học viên ở các xã Lộc Thạnh, Lộc Thịnh và 04 lớp phổ cập giáo dục trung học cơ sởvới 96 học viên ở xã Lộc Thành. Bên cạnh đó, huyện tiếp tục chỉ đạo các trung tâm học tập công đồng hoạt động có hiệu quả. Tiếp tục triển khai thực hiện đề án phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi, trong năm 2013 có 03 xã Lộc Hiệp, Lộc Thái, Lộc Tấn được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi, nâng số xã đạt chuẩn lên 06 xã, thị trấn.
Năm học 2012-2013, huyện tiếp tục quan tâm công tác xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đã phân bổ kinh phí xây 08 phòng học lầu (trường Tiểu học Lộc Thịnh); 02 phòng học (trường THCS Lộc Khánh); nhà bếp (trường Mẫu giáo Vàng Anh); 02 phòng học Mẫu giáo Hoa Phượng; hàng rào các trường Tiểu học Lộc Hưng, Lộc Thiện, Trung học cơ sở Lộc Điền...; sữa chữa, nâng cấp trường Trung học phổ thông Lộc Thái (cũ) để bàn giao cho trường Tiểu học Lộc Ninh A; tu sửa phòng học, trang bị bàn ghế, trang thiết bị dạy và học, xây dựng công trình nước sạch, vệ sinh cho một số trường khác. Tính đến nay, số phòng học và phòng làm việc hiện có là 731 phòng, so với nhu cầu thực tế vẫn còn thiếu phòng học, nhất là các trường Mẫu giáo Lộc Hiệp, Sơn Ca, Măng Non, Lộc Quang...Đa số các trường còn thiếu các phòng thí nghiệm thực hành và các phòng chức năng, điều đó đã ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng và đổi mới phương pháp dạy học, khó khăn trong việc xây dựng các trường chuẩn quốc gia.
Năm học qua, sách giáo khoa được trang bị đầy đủ, học sinh đến trường đều có đủ sách giáo khoa và dụng cụ học tập. Hiện nay 100% trường học trong huyện đều có thư viện và tủ sách giáo khoa dùng chung phục vụ dạy và học, trong đó có 30/32 thư viện đạt chuẩn theo quy định tại Quyết định 01/BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Về công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia, trong năm học qua trường Tiểu học Lộc Hưng được công nhận đạt chuẩn mức I, hiện nay Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện tiếp tục tập trung chỉ đạo xây dựng trường Tiểu học thị trấn Lộc Ninh A phấn đấu đạt chuẩn trong năm học 2013 – 2014. Nhìn chung việc xây dựng trường chuẩn đang được tiến hành đúng theo kế hoạch đề ra, tuy nhiên, tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia trong huyện còn ít do đặc thù của địa phương.
Công tác tổ chức, cán bộ và chăm lo phát triển đội ngũ giáo viên luôn được Phòngchú trọng. Trong năm học Phòng đã tham mưu Sở Giáo dục và Đào tạo tuyển dụng thêm 73 giáo viên, 35 nhân viên văn thư - kế toán và ytế học đường, nâng tổng số cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong toàn ngành hiện nay là 1756 người, trong đó có 1286 nữ (kể cả hợp đồng ngoài biên chế), cụ thể: mẫu giáo là 388/373 nữ; tiểu học là 814/565 nữ; trung học cơ sở là 554/348 nữ. Phòng cũng luôn quan tâm đến công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, chuẩn hóa, nâng cao trình độ đào tạo của giáo viên và được cán bộ, giáo viên các trường hưởng ứng tích cực. Giáo viên đạt trình độ chuẩn đào tạo mầm nonđạt 100%, tiểu học đạt 99,63%, trung học cơ sở 98,82%, trong đó số giáo viên đạt trình độ trên chuẩn mầm non 66,8%, tiểu học 57,4%, trung học cơ sở 33,2%.100% giáo viên đều được tập huấn chuyên môn do Sở hoặc Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức.
Trường Tiểu học Lộc Hưng được công nhận đạt chuẩn mức I
Công tác củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ quản lý các trường năm qua được thực hiện kịp thời. Đầu năm học 2012-2013, Phòng đã tham mưu Ủy ban nhân dân huyện luân chuyển, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại một số cán bộ quản lý các trường góp phần củng cố và nâng cao chất lượng quản lý ở các trường.
Công tác xây dựng Đảng và các tổ chức Đoàn thể trong trường học như Đoàn thanh niên, Công đoàn, Đội thiếu niên được chú trọng. Sự phối kết hợp giữa chính quyền và các tổ chức đoàn thể ngày càng chặt chẽ, phát huy được quyền làm chủ tập thể của cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong việc xây dựng nhà trường. Hiện nay toàn ngành có 341 đảng viên, chiếm 18,21%, 49/51 trường có chi bộ riêng, 02 trường có chi bộ ghép, 100% trường đã có đảng viên sinh hoạt.
Có thể thấy năm học 2012 – 2013, công tác giáo dục ở các bậc mầm non, tiểu học và trung học cơ sởhuyệnLộc Ninh đã hoàn thành nhiệm vụ đề ra: phát triển thêm 02 trường mẫu giáo, xây dựng thêm nhiều phòng học, huy động học sinh trong độ tuổi đến trường đạt tỷ lệ cao. Ngành đã triển khai đầy đủ các nội dung, chương trình của các cấp học, ổn định nền nếp dạy và học. Thực hiện tốt quy chế chuyên môn, triển khai đầy đủ các cuộc vận động và các phong trào do Bộ Giáo dục phát động, duy trì được chất lượng giáo dục, tham gia các Hội thi do Sở Giáo dục và Đào tạotổ chức đạt kết quả cao. Tỷ lệ học sinh bỏ học tiếp tục được khống chế và ổn định. Kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở được giữ vững, phổ cập tiểu học đúng độ tuổi thực hiện đạt kế hoạch chỉ tiêu, phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi vượt chỉ tiêu tỉnh giao. Cơ sở vật chất trường lớp tiếp tục được xây dựng, chương trình kiên cố hoá trường lớp, xây nhà công vụ cho giáo viên, chương trình vệ sinh, nước sạch được triển khai xây dựng góp phần làm cho bộ mặt các trường ngày càng khang trang, sạch đẹp. Đội ngũ giáo viên được bổ sung cơ bản đáp ứng việc dạy và học, trình độ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn tăng lên.
Biểu diễn võ thuật tại Đại hội TD-TT
học sinh năm học 2012-2013
Bên cạnh những kết quả đạt được như trên, cũng còn một số hạn chế như: mạng lưới trường mầm non, trung học cơ sở chưa phủ kín ở các xã, thị trấn, hiện vẫn còn 03 xã chưa có trường mẫu giáo (Lộc Phú, Lộc Thành, Lộc An), 02 xã chưa có trường trung học cơ sở (Lộc Phú, Lộc Thịnh). Cơ sở vật chất vẫn còn thiếu, sân chơi, bãi tập cho học sinh, các phòng chức năng, phòng học bộ môn, thiết bị dạy học còn thiếu và chưa đồng bộ, chưa đáp ứng nhu cầu đổi mới phương pháp và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Chất lượng học sinh chuyển biến còn chậm, tỷ lệ học sinh yếu, kém ở cấp trung học cơ sở còn cao, nhất là những vùng đồng bào dân tộc.
Kế thừa và phát huy những kết quả đạt được trong những năm học qua, nhất là trong năm học 2012-2013, trong năm học tới, đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên ngành giáo dục huyện Lộc Ninh, học sinh trong huyện quyết tâm phấn đấu nhiều hơn nữa trong các mặt hoạt động, phong trào, không ngừng đổi mới phương pháp dạy và học, thực hiện tốt quy chế chuyên môn, phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành, đoàn thể, Ban đại diện cha mẹ học sinh, tham mưu tích cực công tác xã hội hóa giáo dục để thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu do ngành, nghị quyết của các cấp ủy, chính quyền đề ra ở các bậc học mầm non, tiểu học và trung học cơ sở trong năm học và trong nhiệm kỳ./.