HIEN KE
sn bac

Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú – Trung học cơ sở Lộc Ninh với hoạt động bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số

Thứ hai - 22/07/2019 17:18 2.091 0
Trong khuôn khổ nội dung, chương trình Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Lộc Ninh lần III năm 2019 vừa được diễn ra ngày 21/6/2019, Ban Chỉ đạo Đại hội đã lựa chọn, phân công các đơn vị trình bày một số tham luận. Một trong các tham luận nhận được nhiều sự quan tâm, đánh giá cao là của Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú – Trung học cơ sở Lộc Ninh.
Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú – Trung học cơ sở Lộc Ninh với hoạt động bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số
   Là loại hình trường đa thành phần dân tộc, Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú – Trung học cơ sở Lộc Ninh mỗi năm học thu hút nhiều thành phần học sinh dân tộc như: Khmer, S’tiêng, Tày, Nùng, Mường, Thái, Dao, Hoa,  Sán Dìu…được tuyển vào ăn, ở, học tập tại trường. Mỗi học sinh trong trường vừa được sống với bản sắc dân tộc mình vừa được tiếp xúc với văn hóa của dân tộc bạn.

   Để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số, trong nhiều năm qua, tập thể Hội đồng Sư phạm nhà trường, đặc biệt là Hiệu trưởng Phạm Thị Ngọc Trâm luôn xác định: ngoài việc tổ chức nuôi, dạy tốt, học tốt, đối với trường dân tộc nội trú phải khai thác tiềm năng, thế mạnh của đơn vị, góp phần bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số trong nhà trường.
 
image002 17
   Những năm qua, Ban Giám hiệu nhà trường đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả và có ý nghĩa như: sưu tập các trang phục, dụng cụ, nhạc cụ để trưng bày, triển lãm. Nhà trường trang bị các tài liệu, ấn phẩm về văn hóa các dân tộc (sách, báo, băng, đĩa,…). Thư viện trường có 1.763 quyển sách văn hóa dân gian của các dân tộc thiểu số. Trường đầu tư mua sắm nhiều trang phục các dân tộc Khmer, S’tiêng, Tày, Nùng, Thái, Dao… để trưng bày và làm trang phục biểu diễn văn nghệ. Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng trường vẫn cố gắng mua sắm dàn Ngũ âm Khmer với 09 loại nhạc cụ, 01 bộ Cồng chiêng Tây Nguyên gồm 08 cái, đàn Tính của người Tày, Nùng, Khèn của người Thái với tổng trị giá 103 triệu đồng, bằng nguồn kinh phí vận động từ Ban Đại diện Cha mẹ học sinh, từ kinh phí các đêm biểu diễn văn nghệ gây quỹ hoạt động văn hóa, văn nghệ của trường và từ việc tham mưu, đề xuất Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh hỗ trợ thêm. Trường còn sưu tầm một số trang sức, dụng cụ thể thao, dụng cụ sinh hoạt hàng ngày của các dân tộc như gùi, nỏ, cà kheo để phục vụ nhu cầu học tập, vui chơi, nghiên cứu, tìm hiểu của các em.

   Có nhạc cụ, có trang phục rồi, nhà trường tìm cách để tổ chức và duy trì cho học sinh tập luyện. Theo Hiệu trưởng Phạm Thị Ngọc Trâm, để có thể hướng dẫn cho giáo viên, học sinh tập luyện các nhạc cụ này, trường mời, kí hợp đồng với giáo viên dạy nhạc cụ ngũ âm Khmer ở Trà Vinh mỗi năm ba đợt, mỗi đợt khoảng mười ngày. Các em được tập luyện từ những kiến thức căn bản tới những bài hòa tấu hoàn chỉnh, thời gian sau đó, học sinh tự tập luyện thường xuyên dưới sự quản lí của giáo viên phụ trách văn nghệ. Hàng năm, Ban Giám hiệu nhà trường nhờ phụ huynh người S’tiêng biết đánh Cồng chiêng về dạy cho học sinh và giáo viên quản sinh một số buổi chiều, sau đó hàng tuần giáo viên sẽ cho học sinh tự tập luyện dưới sự hướng dẫn của thầy. Đến nay, trường đã có hai đội nòng cốt sử dụng nhạc cụ ngũ âm; hai đội học sinh biết đánh được Cồng chiêng. Kinh phí tập luyện hàng năm hơn ba mươi triệu đồng do nhà trường tự cân đối, đảm bảo. Các đội hình này luôn được duy trì, bổ sung, sẵn sàng tham gia các hoạt động do tỉnh, huyện tổ chức khi có yêu cầu.

    Ngoài tự học để nâng cao chuyên môn, cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường còn sắp xếp thời gian, công việc, gia đình để học thêm tiếng dân tộc nhằm đáp ứng yêu cầu cần thiết đối với đặc thù của trường dân tộc nội trú. Sau khi tìm hiểu, lấy ý kiến và được sự thống nhất cao trong đơn vị, Ban Giám hiệu nhà trường chọn tiếng Khmer để cán bộ, giáo viên và học sinh học Cũng theo cô Ngọc Trâm, từ  năm 2012, trường nhờ giáo viên gốc Khmer, rành tiếng Việt, có nghiệp vụ sư phạm về dạy. Để việc học đạt hiệu quả, Ban Giám hiệu quán triệt tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh được học theo thời khóa biểu hàng tuần, có kiểm tra đánh giá, riêng học sinh báo cáo kết quả giống như những môn học khác. Kết quả: 100% học sinh học từ lớp 6 đến lớp 9 được học ngôn ngữ Khmer, biết đọc, biết viết và giao tiếp với nhau những câu đơn giản; 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia học, biết đọc, nghe, viết, cơ bản giao tiếp được những câu thông dụng với học sinh trong đơn vị. Hiện tại, trường có 19/22 giáo viên đã thi và được cấp chứng nhận Ngữ văn Khmer cấp quốc gia từ năm 2017.
Ngoài ra, trường còn tổ chức Phong trào giữ gìn nét đẹp trang phục truyền thống và trồng hoa lan trước sân trường. Nhà trường chỉ đạo Liên Đội, giáo viên chủ nhiệm lên kế hoạch từ đầu năm học, đưa việc giữ gìn nét đẹp trang phục truyền thống vào tiêu chí thi đua hàng tuần của mỗi chi đội (mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình vào buổi lễ chào cờ đầu tuần và trong các ngày lễ lớn - ngày 20/11, sơ, tổng kết…). Trường còn trồng, chăm sóc hơn 250 chậu hoa lan.
 
image006 7
image004 10


   Trong một số buổi sinh hoạt nội trú và hoạt động ngoại khóa, nhà trường phân công giáo viên quản sinh lồng ghép giới thiệu các hoạt động tiêu biểu đang diễn ra trên đất nước, ở địa phương, đặc biệt là các lễ hội, hoạt động văn hóa các dân tộc trong đơn vị như: Chol Chhnam Thmay (mừng năm mới), Ok- Om- Bok (lễ Cúng trăng), Đôn-ta (cúng ông bà) …của người Khmer; Cồng chiêng, mừng lúa mới… của người S’tiêng; Đâm đuống (giã gạo) tổ chức vào dịp Tết Nguyên đán của người Mường; Lồng tồng (xuống đồng) của người Nùng…Những nội dung này thường được nhà trường giới thiệu thông qua trình chiếu các hình ảnh hoặc phim tư liệu, sách báo…, qua đó giáo dục các em tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào về những truyền thống quý báu của dân tộc mình.

   Nhằm xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, Ban Giám hiệu nhà trường chỉ đạo giáo viên thể dục, quản sinh tổ chức tập luyện các trò chơi dân gian: đẩy gậy, bắn nỏ, đi cà kheo...  để duy trì bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời vào mỗi dịp khai giảng Nhà trường đều tổ chức cho các em thi các trò chơi dân gian như: đẩy gậy, nhảy bao bố, kéo co, đi cà kheo… để tạo không khí vui tươi cho các em.

   Theo báo cáo của nhà trường, với những nỗ lực, quyết tâm trên, hàng năm, 98% trở lên học sinh có hạnh kiểm khá, tốt; học lực khá giỏi hàng năm đạt từ 60-70% trở lên; học sinh lên lớp thắng đạt từ 98% trở lên; học sinh đạt tốt nghiệp THCS đạt 100%; hàng năm đều có học sinh đạt giỏi cấp huyện và cấp tỉnh. 100% học sinh của trường đều mặc trang phục truyền thống dân tộc mình trong ngày lễ và chào cờ đầu tuần; 100% học sinh đọc sách, báo, tạp chí theo lịch; học sinh rất yêu thích và tích cực tập luyện nhạc cụ dân tộc hàng tuần. Ngoài ra, đội văn nghệ biểu diễn nhạc cụ dân tộc của trường (dàn ngũ âm) được mời tham gia biểu diễn tại một số lễ hội lớn của tỉnh và địa phương. Học sinh của trường tham gia Liên hoan Văn hóa -Thể thao các dân tộc thiểu số huyện các năm 2012, 2015 và năm 2017 đều đạt giải nhì toàn đoàn; đạt giải ba Hội thi tài năng trẻ của huyện năm 2016; được huyện chọn tham gia Liên hoan Văn hóa -Thể thao các dân tộc thiểu số tỉnh và đạt được nhiều giải năm 2015, 2017, 2019.

   Hiện trường đã được huyện bố trí quỹ đất để xây dựng trường mới. Tin tưởng rằng, sau khi được đầu tư, xây dựng mới, trường Phổ thông Dân tộc Nội trú – Trung học cơ sở Lộc Ninh sẽ có thêm nhiều điều kiện thuận lợi hơn để ngày càng phát triển, đi lên về mọi mặt./.
image008 7

Tác giả: Họa My - VP

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Theo bạn thông tin nội dung của website thế nào

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập29
  • Hôm nay1,434
  • Tháng hiện tại171,094
  • Tổng lượt truy cập16,101,020
Nông thôn mới
Thủ tục hành chính
Văn bản mới ban hành
Người Việt dùng hàng Việt
Tìm hài cốt liệt sĩ
Thông tin người phát ngôn
bank
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây