HIEN KE
sn bac

Hội bảo trợ Người tàn tật – Trẻ mồ côi và Bệnh nhân nghèo huyện Lộc Ninh và những bước đi ban đầu

Thứ năm - 24/01/2013 10:33 3.085 0
Sau một thời gian tương đối dài chuẩn bị, được sự quan tâm của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện Lộc Ninh và Hội bảo trợ Người tàn tật – Trẻ mồ côi và Bệnh nhân nghèo tỉnh, với vai trò, trọng trách to lớn của Ban vận động thành lập Hội do bà Hồ Thị Hóa – nguyên Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy đã nghỉ hưu đứng đơn và được sự chấp thuận của Ủy ban nhân dân huyện, Hội bảo trợ Người tàn tật - Trẻ mồ côi và Bệnh nhân nghèo huyện Lộc Ninh đã chính thức được thành lập, đã tổ chức thành công Đại hội lần thứ I nhiệm kỳ 2012-2016 và đi vào hoạt động từ tháng 8/2012 đến nay với tổng số hội viên là 172 người.
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, năm 2012 huyện Lộc Ninh hiện có 701 người khuyết tật, trong đó có khoảng 250 người mù, 35 người nhiễm chất độc da cam, 196 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, 2.058 hộ nghèo, chiếm 8,34%. Tỷ lệ người khuyết tật cao do hậu quả chiến tranh, nhiễm chất độc hóa học, chất lượng cuộc sống thấp, tai nạn giao thông, tai nạn nghề nghiệp… Trong năm qua, mặc dù thời gian thành lập chưa lâu, song với sự quyết tâm, nỗ lực của tập thể Ban chấp hành Hội, sự phối hợp, hỗ trợ của các ban ngành, đoàn thể, các tập thể, cá nhân, mạnh thường quân, hoạt động của Hội đã gặt hái được những kết quả rất đáng khích lệ. Các hoạt động của Hội thường xuyên được tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như treo băng rôn, khẩu hiệu, báo, đài, hệ thống loa truyền thanh, giúp mọi người hiểu rõ hơn về chức năng, nhiệm vụ của Hội. Thường trực Hội đã tham dự đầy đủ các hội nghị giao ban, sơ, tổng kết, Hội nghị tuyên dương Người khuyết tật - Trẻ mồ côi - bệnh nhân nghèo do Tỉnh Hội tổ chức; phối hợp với Tỉnh Hội, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh thực hiện các chương trình “Khát vọng sống”,”Chia sẻ nỗi đau” cho 03 đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở các xã Lộc Quang, Lộc Điền. Nhân dịp Đại hội của Hội khóa I, nhiệm kỳ 2012-2016, được sự cho phép của Thường trực Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện, Hội đã tổ chức vận động quỹ Hội với tổng số tiền mặt hơn tám mươi sáu triệu đồng, trong đó Tỉnh Hội hỗ trợ mười triệu đồng.Trong năm, Hội đã tích cực triển khai thực hiện tám chương trình trọng tâm theo Nghị quyết của Đại hội Hội các cấp và đã đạt được những kết quả to lớn: Nhằm thực hiện tốt chương trình ”Ánh sáng cho người mù nghèo”, Hội đã phối hợp với phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức điều tra số liệu về người khuyết tật trên địa bàn huyện, trong đó chú trọng tới người khiếm thị có khả năng phục hồi, phối hợp khám sàng lọc, lập danh sách gửi về tỉnh để được phẫu thuật trong năm 2013. Trong chương trình “Trợ giúp cho người khuyết tật”, Hội đã khảo sát, lập hồ sơ tặng 09 xe lăn, xe lắc, xe bại não cho đối tượng khuyết tật, phối hợp tỉnh tổ chức khám sàng lọc cho hơn 90 người khuyết tật vận động, Hội cũng phối hợp tổ chức, tiếp nhận và tặng quà cho người tàn tật, trẻ mồ côi nhân dịp Tết Nguyên đán 2012, ngày Quốc tế thiếu nhi, Tết Trung thu tổng trị giá hơn 1 tỷ đồng. Thực hiện chương trình “Hỗ trợ trẻ em mồ côi”, phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện đã tham mưu Ủy ban nhân dân huyện, Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu Vì trẻ em huyện hỗ trợ học phí từ 500 ngàn đồng đến 1 triệu đồng/suất cho 126 trẻ em, trong đó Hội đã phối hợp xét hỗ trợ cho 06 trẻ em mồ côi. Thực hiện chương trình “Trái tim nhân ái”, Hội đã phối hợp Tỉnh Hội và các đơn vị liên quan khám sàng lọc tim cho hơn 100 người, trong đó có 04 người được phẫu thuật tim. Chương trình ”Hỗ trợ chữa bệnh hiểm nghèo” cũng được Hội quan tâm thực hiện. Ngay sau Đại hội, Hội đã phối hợp Tỉnh Hội, các nhà tài trợ (Công ty Bảo vệ thực vật An Giang, Hội từ thiện Tâm Việt, Hoa Nhân ái, Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh, bệnh viện Trưng Vương…), các ban, ngành, đoàn thể của huyện như Bệnh viện, phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, Hội Chữ thập đỏ, các chùa trong huyện tổ chức khám chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí cho hơn 1.500 lượt người nghèo trong huyện. Thông qua mối quan hệ của một hội viên trong Hội, tháng 7 vừa qua, Trung tâm Hỗ trợ trang thiết bị trường học và Giáo dục nhân đạo phía Nam trực thuộc Hội Khuyến học Việt Nam đã tặng 50 suất học bổng, 100 phần quà trị giá hơn 40 triệu đồng cho các em học sinh nghèo trường Trung học cơ sở và Tiều học Lộc Hòa và 01 máy điện tim trị giá hơn 40 triệu đồng cho Bệnh viện Lộc Ninh nhằm góp phần điều trị cho các bệnh nhân nghèo của huyện. Chương trình “Bữa cơm nhân ái” đã được thực hiện tại Bệnh viện Đa khoa huyện nhiều năm nay với sự phối hợp của Bệnh viện, Hội Chữ thập đỏ, sự vận động, quyên góp của các sư cô chùa Quang Minh, sự giúp đỡ của các mạnh thường quân trong và ngoài huyện, trong đó có nhiều hội viên chi hội bảo trợ xã Lộc Tấn, thị trấn Lộc Ninh. Hằng ngày, bếp cơm đã cung cấp hơn 200 suất ăn chay miễn phí cho bệnh nhân nghèo với số tiền mỗi năm hơn 400 triệu đồng. Với những nỗ lực, cố gắng đó, mặc dù mới được thành lập và đang từng bước ổn định, đi vào hoạt động, còn gặp nhiều khó khăn nhưng Hội đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, được Tỉnh Hội xét đề nghị UBND tỉnh tặng Bằng khen cho 01 tập thể và 01 cá nhân, được Hội bảo trợ tỉnh tặng 03 giấy khen cho 01 tập thể và 02 cá nhân. Qua kết quả hoạt động cho thấy mặc dù mới thành lập nhưng Hội luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự đồng tình ủng hộ, giúp đỡ, động viên, hỗ trợ về tinh thần, vật chất của các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức, cá nhân cho các hoạt động của Hội, tạo điều kiện cho Hội hoạt động và ngày càng phát triển. Bên cạnh đó, Hội còn được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Hội Bảo trợ tỉnh, và điều quan trọng là các thành viên trong Ban chấp hành Hội và hội viên rất tích cực, nhiệt tình, tâm huyết tham gia vào các hoạt động của Hội. Tuy nhiên, thời gian qua Hội cũng gặp một số khó khăn, hạn chế như: mới được thành lập, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động phục vụ cho công tác nhân đạo chưa đáp ứng nhu cầu, còn hạn chế về kinh nghiệm trong việc quản lý, nắm bắt thông tin, thu thập số liệu báo cáo. Công tác tuyên truyền, vận động còn hạn chế, phạm vi vận động còn hạn hẹp, nhiều người dân chưa hiểu biết về Hội cũng như các lĩnh vực hoạt động của Hội. Tổ chức cơ sở Hội hoạt động chưa đồng bộ, rộng khắp, mới dừng lại ở một số cơ sở Hội gần trung tâm huyện. Để hoạt động của Hội trong thời gian tới đạt kết quả cao hơn, Hội xác định cần phải tăng cường vai trò tham mưu đối với cấp ủy, chính quyền địa phương. Hàng năm phải xây dựng các chương trình, kế hoạch cụ thể, thực hiện tốt chế độ kiểm tra, báo cáo, sơ, tổng kết, đánh gia rút kinh nghiệm. Phải lồng ghép hoạt động bảo trợ với hoạt động truyền thông nhằm tăng cường công tác tuyên truyền các chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước trong việc chăm lo các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; phối hợp tốt với các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội, các mạnh thường quân, tổ chức tôn giáo trong tổ chức các hoạt động từ thiện. Đồng thời phải làm tốt công tác thu, chi tài chính, đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật và Điều lệ của Hội. Trong công tác tuyên truyền, Hội sẽ phối hợp các ban, ngành, đoàn thể thông qua các hội thảo, lớp tập huấn, hội nghị và hệ thống thông tin đại chúng để tuyên truyền, quán triệt, phổ biến các chính sách, pháp luật liên quan đến người tàn tật, trẻ mồ côi. Hội sẽ tham gia các hoạt động truyền thông bề nổi do tỉnh tổ chức như “Đi bộ đồng hành cùng người khuyết tật”, họp mặt các vị ân nhân tiêu biểu, tiếp tục phối hợp thực hiện chuyên mục “Chia sẻ nỗi đau”, “Khát vọng sống”, các chương trình văn nghệ, giao lưu với người khuyết tật vượt khó. Hội sẽ tăng cường củng cố, kiện toàn, phát triển tổ chức Hội từ huyện đến cơ sở theo tinh thần Quyết định số 922/QĐ-UBND ngày 09/5/2008 của UBND tỉnh, cụ thể là tiếp tục thành lập, củng cố các chi hội cấp xã, thị trấn, chi hội nghề nghiệp, các doanh nghiệp trực thuộc Hội… Nhằm thực hiện tốt các hoạt động trợ giúp người tàn tật, trẻ mồ côi và bệnh nhân nghèo, Hội tăng cường vận động các tổ chức, đơn vị, các mạnh thường quân có tâm lòng nhân ái đóng góp xây dựng quỹ Hội, đồng thời đa dạng hóa các hình thức vận động như phối hợp tổ chức giao lưu văn nghệ, tổ chức các sự kiện nhằm huy động nguồn lực phát triển quỹ. Hội sẽ tiếp tục tổ chức thực hiện 8 chương trình nhân đạo của Hội, trong đó sẽ phối hợp với Tỉnh Hội, phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, ngành y tế khảo sát và tổ chức đưa những người mù nghèo bị đục thủy tinh thể, trẻ em khuyết tật đi phẫu thuật, chỉnh hình; tiếp tục vận động xe lăn, xe lắc, xe bại não cho người tàn tật từ các nhà hảo tâm; hỗ trợ từ 1-2 hai học sinh khuyết tật, mồ côi vào các trường cao đẳng, đại học; phối hợp với phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, phòng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn và các đoàn thể tổ chức đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho người khuyết tật có nhu cầu. Hội sẽ phối hợp với tỉnh tổ chức khảo sát, khám sàng lọc đối tượng bị bệnh tim, đồng thời hỗ trợ giúp đỡ 04 em bệnh tim được phẫu thuật trong năm 2013; vận động các nhà tài trợ, quỹ bảo trợ trẻ em, quỹ khuyến học hỗ trợ học bổng cho hơn 100 em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; tiếp tục tăng cường vận động xây dựng quỹ giúp đỡ các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo, vận động các nhà tài trợ tổ chức khám bệnh và cấp thuốc miễn phí cho bệnh nhân nghèo, nhất là các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. Hội tiếp tục tham gia duy trì hoạt động tốt Bếp cơm tình thương tại Bệnh viện đa khoa huyện, vận động các chi hội trực thuộc tăng cường số lượng và chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm phục vụ bệnh nhân nghèo điều trị tại bệnh viện. Ngoài ra, Hội phấn đấu vận động xây dựng từ 1 - 2 nhà Đại đoàn kết, vận động tặng quà cho các đối tượng nhân các ngày Lễ, Tết. Với những gì mà Hội bảo trợ Người tàn tật – Trẻ mồ côi và Bệnh nhân nghèo huyện Lộc Ninh đã đạt được trong năm 2012, có thể nói dù kết quả chưa nhiều, chưa đáp ứng được nhu cầu của các đối tượng, nhưng những đóng góp đó của Hội đã từng bước góp phần cùng với Đảng bộ, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể trong huyện quan tâm, chăm lo cho các đối tượng, giúp họ vơi bớt đi nỗi đau, gánh nặng của các gia đình, các đối tượng, giúp họ vượt qua khó khăn, vươn lên, hòa nhập với cộng đồng. Đó cũng chính là những hoạt động thiết thực nhất góp phần thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội tại địa phương./.

Tác giả bài viết: Hoạ My

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Theo bạn thông tin nội dung của website thế nào

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập40
  • Hôm nay1,417
  • Tháng hiện tại81,156
  • Tổng lượt truy cập15,103,297
Nông thôn mới
Thủ tục hành chính
Văn bản mới ban hành
Người Việt dùng hàng Việt
Tìm hài cốt liệt sĩ
Thông tin người phát ngôn
bank
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây