HIEN KE
sn bac

Các giải pháp huy động tiết kiệm trong cán bộ, hội viên góp phần thưc hiện khâu đột phá “Tạo sự chuyển biến mới về chất lượng, hiệu quả vận động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế

Thứ năm - 23/01/2014 11:08 1.721 0

Các giải pháp huy động tiết kiệm trong cán bộ, hội viên góp phần thưc hiện khâu đột phá “Tạo sự chuyển biến mới về chất lượng, hiệu quả vận động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế

Các giải pháp huy động tiết kiệm trong cán bộ, hội viên góp phần thưc hiện khâu đột phá “Tạo sự chuyển biến mới về chất lượng, hiệu quả vận động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế sản xuất, thực hành tiết kiệm, giảm nghèo bền vững” của Hội LHPN huyện Lộc Ninh
Là một huyện miền núi vùng biên giới, kinh tế chưa phát triển, đời sống phụ nữ còn rất khó khăn trong khi đó điều kiện về cơ sở hạ tầng còn yếu kém, trình độ dân trí không đồng đều, tay nghề lao động thấp nên đa số người dân thu nhập kinh tế chưa cao. Nhiều chị em muốn tăng gia sản xuất cải thiện kinh tế gia đình nhưng lại thiếu vốn để sản xuất kinh doanh. Trước thực trạng đó, nhiều năm nay, các cấp Hội LHPN huyện Lộc Ninh đã chủ động đề ra nhiều biện pháp huy động tiết kiệm trong cán bộ, hội viên góp phần thưc hiện khâu đột phá “Tạo sự chuyển biến mới về chất lượng, hiệu quả vận động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế sản xuất, thực hành tiết kiệm, giảm nghèo bền vững” để tạo điều kiện cho xóa đói giảm nghèo cho chị em. Để thực hiện đạt mục tiêu đã đề ra, BTV Hội LHPN huyện đã phân công lãnh đạo phụ trách từng xã chỉ đạo cơ sở khảo sát, nắm bắt tình hình thực tế cụ thể của địa phương, tìm hiểu kỹ những điểm mạnh, lợi thế, đặc điểm kinh tế của xã để định hướng các hoạt động góp phần thưc hiện khâu đột phá “Tạo sự chuyển biến mới về chất lượng, hiệu quả vận động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế sản xuất, thực hành tiết kiệm, giảm nghèo bền vững. Từ đó triển khai các hoạt động như sau: Trước hết, BTV Hội LHPN huyện đã chú trọng đi sâu vào công tác tuyên truyền cho mỗi cán bộ, hội viên thường xuyên thực hiện tiết kiệm mọi lúc, mọi nơi, tiết kiệm trong chi tiêu, sinh hoạt hàng ngày, trong tiệc cưới, việc tang, lễ hội; hỗ trợ vốn, ngày công, cây trồng, vật nuôi giúp đỡ phụ nữ nghèo, phụ nữ tàn tật, đơn thân, hoạt động nhân đạo từ thiện v.v....trong đó tập trung tuyên truyền bằng nhiều hình thức như: xây dựng các nhóm phụ nữ tiết kiệm, nhóm phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, CLB phụ nữ dân tộc tham gia bảo vệ an ninh biên giới, CLB gia đình hạnh phúc, tổ chức Hội thi, hội diễn gây quỹ giúp phụ nữ nghèo…đem lại hiệu qủa thiết thực. Đặc biệt qua quá trình thực hiện các mô hình hoạt động đã có tác dụng tích cực giúp chị em vượt qua khó khăn, tích cực tham gia công tác Hội và tham gia các hoạt động xã hội điạ địa phương, điển hình như mô hình “Hũ gạo tình thương” tiết kiệm được hơn 3 tấn gạo giúp cho 303 hộ gia đình phụ nữ khó khăn, người già neo đơn; mô hình nuôi heo đất - đây là mô hình thực hiện đã được các cấp Hội từ huyện đến cơ sở triển khai có hiệu quả, phù hợp với điều kiện cụ thể của mình, phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của đông đảo chị em phụ nữ và trở thành phong trào thi đua sôi nổi và rộng khắp trong trong tổ chức, phong trào còn lan rộng đến đối tượng là các cháu học sinh, chị em quần chúng phụ nữ cũng tham gia thực hiện tiết kiệm được 419.877.000đ, số tiền tiết kiệm trên Hội vận động thêm từ mạnh thường quân ….để tặng sổ tiết kiệm, công trình phúc lợi, hỗ trợ từ thiện hộ PN khó khăn đột xuất, xây tặng Mái ấm tình thương ….với tổng trị giá hơn 500 triệu đồng. Hội cũng quan tâm đến việc huy động vốn nhàn rỗi từ các hộ gia đình chị em cán bộ, công chức, doanh nghiệp trong huyện để xây dựng quỹ Vì phụ nữ nghèo bằng cách làm tốt công tác giao lưu, ngoại giao, vận dụng tốt các mối quan hệ thân hữu, kêu gọi tinh thần tương thân tương ái của chị em, từ đó đã huy động được gần một trăm triệu để giúp cho hàng chục chị phụ nữ nghèo vay phát triển kinh tế. Hội chú trọng vận động chị em phát huy nội lực trong Hội bằng cách nâng cao chất lượng tổ xoay vòng vốn. Định kỳ hàng tháng, các thành viên của tổ tiết kiệm tổ chức sinh hoạt để góp vốn và trao đổi phương pháp làm ăn, cách sử dụng vốn vay sao cho hiệu quả, trung bình mỗi thành viên đóng góp từ 100.000 -150.000 đồng. Sau khi huy động, tổ tiết kiệm cho những chị khó khăn mượn để trồng trọt, chăn nuôi. Các thành viên còn lại lần lượt được mượn ở tháng kế tiế, tuy số tiền huy động không nhiều, nhưng có thể giải quyết nhu cầu sản xuất, kinh doanh trước mắt cho các chị nhất là những chị buôn bán nhỏ, lẻ. Trong năm qua với 879 tổ tiết kiệm vì phụ nữ nghèo dưới nhiều hình thức với hơn 10 ngàn hội viên nông thôn tham gia với tổng số vốnhơn 6 tỷ đồng đã xét cho 683 chị phụ nữ nghèo vay. Ở mỗi tổ tiết kiệm quay vòng vốn hoạt động công khai thu chi tài chính, có sổ theo dõi sát sao và quản lý chặt chẽ các hoạt động cho vay. Các cấp Hội đều tiến hành khảo sát nhu cầu cần vốn của các đối tượng phụ nữ nghèo, phụ nữ khó khăn để từ đó đưa ra mức huy động vốn cho từng tổ tiết kiệm quay vòng vốn, hướng dẫn cách sản xuất, kinh doanh để phát huy hiệu quả nguồn vốn vay. Các cấp hội cơ sở còn thực hiện trợ vốn thông qua các hoạt động không lãi suất như"Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình", "Giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ", "Phụ nữ làm kinh tế giỏi"... Hội phối hợp với Hội Nông dân, Trạm Khuyến nông, Trạm Thú y, Nông nghiệp huyện, xã tổ chức các lớp, đợt tập huấn, hội thảo đầu bờ hướng dẫn khoa học kỹ thuật, chuyển đổi vật nuôi, cây trồng, kinh nghiệm làm ăn để đem lại hiệu quả khi sử dụng vốn như: nuôi gà thả vườn, trồng đậu nành, lúa giống mới, nuôi dê, trồng nấm, rau xanh,.., dạy nghề cho lao động nông thôn nhất là đối tượng con, em, phụ nữ vùng nông thôn, biên giới, dân tộc thiểu số; giới thiệu việc làm cho hội viên, phụ nữ vào làm việc tại các trang trại, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; việc làm theo thời vụ như làm cỏ, hái tiêu, cạo vỏ lụa hạt điều nhằm nâng cao thu nhập, giải quyêt tình trạng thất nghiệp thời vụ cho chị em. Bên cạnh việc phát huy nội lực, các cơ sở cũng đã vận dụng hiệu quả nguồn lực hỗ trợ từ Nhà nước thông qua việc quản lý nguồn vốn ủy thác với Ngân hàng CS-XH. Trong năm đã vận động thành viên tổ VV-TK tham gia tiết kiệm tiền gởi được Hội quan tâm chỉ đạo cơ sở Hội tích cực thực hiện thông qua việc vận động mỗi thành viên tiết kiệm đến đơn vị ngàn đồng. Đến nay tổng số tiền tiết kiệm đã được hơn 2 tỷ đồng. Ngoài ra, Hội còn quan tâm hướng dẫn chị em PN phát triển kinh tế đi đôi với đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, quan tâm đến lợi ích cộng đồng thông qua việc thành lập 60 tổ PN tuyên truyền chương trình MTQG xây dựng NTM với 855 thành viên tại tất cả các xã, thị trấn, tổ PN này là nòng cốt trong công tác tuyên truyền, vận động chị em phụ nữ tham gia hưởng ứng thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, vận động đóng góp tặng 11 công trình phúc lợi là bồn nước sạch, miệng giếng, nhà vệ sinh, làm mương thoát nước v.v…với tổng trị giá gần 30 triệu đồng. Qua 01 năm thực hiện thông qua các phong trào PN giúp nhau không tính lãi bằng tiền, vàng, cây, con giống, phân bón, thuốc trừ sâu, gạo; xây dựng và duy trì, phát triển mô hình “Tổ PN giúp ít nhất 01 hộ PN nghèo làm chủ hộ”; xây dựng Quỹ tiết kiệm vì phụ nữ nghèo; kết hợp nguồn vốn vay từ Ngân hàng chính sách xã hội huyện … đã giúp cho 6.589 lượt hộ hội viên và quần chúng phụ nữ là hộ nghèo, hộ cận nghèo phát triển kinh tế gia đình với tổng giá trị số vốn đã giúp đỡ quy ra tiền là 66 tỷ 17 triệu đồng và giúp thoát nghèo cho 499 hộ PN nghèo thoát nghèo. Từ đó góp phần cùng địa phương thực hiện hiệu quả Đề án giảm nghèo giai đoạn 2010-2015 trên địa bàn huyện./.

Tác giả bài viết: Thuỳ Trang

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Theo bạn thông tin nội dung của website thế nào

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập9
  • Hôm nay40
  • Tháng hiện tại82,842
  • Tổng lượt truy cập15,104,983
Nông thôn mới
Thủ tục hành chính
Văn bản mới ban hành
Người Việt dùng hàng Việt
Tìm hài cốt liệt sĩ
Thông tin người phát ngôn
bank
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây